Sáng 21/12, một chủ nuôi rắn ở phường 1, TP Bạc Liêu cho nhân công vào chuồng rắn hổ hèo đào hết các mô đất - nơi rắn đào hang sinh sống, để tìm và " chuyển nhà" cho những con sắp sinh sản. Một con hổ hèo cái dài gần 2 m, nặng hơn 3 kg, khi thấy dấu hiệu bị con người tác động đến nơi ở đã vội lao ra ngoài. Những con rắn khác cũng vội chui ra khỏi hang tìm đường tẩu thoát.Một rắn hổ hèo to bằng bắp tay kiếm đường trốn. Trong các hốc gạch đá, hàng trăm con hổ hèo khác cuộn lấy nhau.Được cho là loài không có nọc độc, rất nhiều người miền Tây đang đầu tư nuôi rắn hổ hèo như nuôi heo, nuôi gà trong nhà. Loại này đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho hộ nuôi. Theo anh Thuyết, một chủ trại chuyên nuôi loại rắn này, rắn hổ hèo nuôi 10 tháng đạt trọng lượng khoảng 1-1,2 kg, bán với giá 400.000 đồng/kg. Rắn to từ 1,5 kg mỗi con trở lên bán vào các nhà hàng với giá 600.000 đồng/kg Dù hổ hèo không có nọc độc nhưng nhân viên trại rắn cũng ngán ngại khi đối mặt với loài bò sát này. "Muốn bắt rắn phải làm quen với chúng từ 7-10 phút, chứ chúng vừa chạy ra khỏi hang mà rượt theo nắm đuôi sẽ bị chúng tấn công để tự vệ", một công nhân ở đây khuyến cáo. Kiểm tra bộ phận sinh dục của rắn cái để dự đoán ngày chúng sinh sản. "Vì nuôi trong chuồng có mô đất cho rắn chui vào hang giống như môi trường tự nhiên để ở, nên nếu để rắn đẻ trong hang sẽ rất khó lấy ra ấp. Do vậy mà cứ đến mùa rắn sinh sản là phải đào đất, bắt những con cái sắp sinh sản chuyển vào các thùng xốp", chủ trại rắn nói. Anh La Minh Vũ (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang), một hộ làm giàu từ rắn hổ hèo, cũng đang chuẩn bị cho mùa rắn đẻ. Cách nuôi rắn đẻ của anh là cho chúng vào các hộc được xây bằng gạch ống, có cửa khóa lại.Khi rắn đẻ trứng, anh Vũ cẩn thận ghi ngày đẻ lên từng trứng để xác định thời gian ấp nở. Nhưng đa phần là cho rắn đẻ trong các thùng xốp. Thức ăn của rắn hổ hèo trong thời gian sinh sản ngoài ếch, nhái, chuột còn có cóc, để tăng sức đề kháng.
Sáng 21/12, một chủ nuôi rắn ở phường 1, TP Bạc Liêu cho nhân công vào chuồng rắn hổ hèo đào hết các mô đất - nơi rắn đào hang sinh sống, để tìm và " chuyển nhà" cho những con sắp sinh sản.
Một con hổ hèo cái dài gần 2 m, nặng hơn 3 kg, khi thấy dấu hiệu bị con người tác động đến nơi ở đã vội lao ra ngoài.
Những con rắn khác cũng vội chui ra khỏi hang tìm đường tẩu thoát.
Một rắn hổ hèo to bằng bắp tay kiếm đường trốn.
Trong các hốc gạch đá, hàng trăm con hổ hèo khác cuộn lấy nhau.
Được cho là loài không có nọc độc, rất nhiều người miền Tây đang đầu tư nuôi rắn hổ hèo như nuôi heo, nuôi gà trong nhà. Loại này đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho hộ nuôi.
Theo anh Thuyết, một chủ trại chuyên nuôi loại rắn này, rắn hổ hèo nuôi 10 tháng đạt trọng lượng khoảng 1-1,2 kg, bán với giá 400.000 đồng/kg.
Rắn to từ 1,5 kg mỗi con trở lên bán vào các nhà hàng với giá 600.000 đồng/kg
Dù hổ hèo không có nọc độc nhưng nhân viên trại rắn cũng ngán ngại khi đối mặt với loài bò sát này.
"Muốn bắt rắn phải làm quen với chúng từ 7-10 phút, chứ chúng vừa chạy ra khỏi hang mà rượt theo nắm đuôi sẽ bị chúng tấn công để tự vệ", một công nhân ở đây khuyến cáo.
Kiểm tra bộ phận sinh dục của rắn cái để dự đoán ngày chúng sinh sản. "Vì nuôi trong chuồng có mô đất cho rắn chui vào hang giống như môi trường tự nhiên để ở, nên nếu để rắn đẻ trong hang sẽ rất khó lấy ra ấp. Do vậy mà cứ đến mùa rắn sinh sản là phải đào đất, bắt những con cái sắp sinh sản chuyển vào các thùng xốp", chủ trại rắn nói.
Anh La Minh Vũ (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang), một hộ làm giàu từ rắn hổ hèo, cũng đang chuẩn bị cho mùa rắn đẻ. Cách nuôi rắn đẻ của anh là cho chúng vào các hộc được xây bằng gạch ống, có cửa khóa lại.
Khi rắn đẻ trứng, anh Vũ cẩn thận ghi ngày đẻ lên từng trứng để xác định thời gian ấp nở.
Nhưng đa phần là cho rắn đẻ trong các thùng xốp.
Thức ăn của rắn hổ hèo trong thời gian sinh sản ngoài ếch, nhái, chuột còn có cóc, để tăng sức đề kháng.