Tarmac Aerosave là công ty chuyên tháo dỡ máy bay nổi tiếng thế giới có trụ sở ở thành phố Tarbes, Pháp.Kể từ khi thành lập vào năm 2009, Tarmac Aerosave đã tháo dỡ hàng loạt máy bay cũ không sử dụng tại công xưởng ở thành phố Tarbes, Pháp.Các bộ phận máy bay được tháo dỡ và thu gom trong quá trình này sau đó sẽ được đóng gói lại và tái sử dụng.Bộ phận hạ cánh và cánh con của máy bay sẽ được chuyển đi để lắp lại trên các máy bay mới trong khi buồng lái được tái sinh để làm công cụ huấn luyện.Mọi bộ phận còn có thể tái sử dụng được thu gom để bán đi. Những bộ phận bỏ và kim loại rời bị hỏng sẽ được bán làm phế liệu.Airbus, công ty mẹ của Tarmac Aerosave, cho biết, nhu cầu tái chế máy bay đã qua sử dụng ngày càng cao.Vật liệu từ quá trình tái chế máy bay rất hữu ích cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là hàng không.Đồng thời, chi phí lưu trữ một chiếc máy bay không sử dụng nữa còn đắt hơn nhiều so với chi phí tháo dỡ máy bay.Chi phí lưu trữ một chiếc máy bay qua sử dụng có thể ngốn tới 25.000 USD/tháng, đắt hơn nhiều nếu so sánh với chi phí 125.000 - 185.000 USD cho việc tháo dỡ máy bay.Đặc biệt, sau khi tháo dỡ máy bay, công ty chủ quản còn có quyền bán các bộ phận có khả năng tái chế để thu lại các khoản kinh phí không nhỏ.Đại diện công ty Tarmac Aerosave cho biết: “Thay vì vứt bỏ những chiếc máy bay đã qua sử dụng, chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho chúng tái sinh”.Các bộ phận máy bay được tháo dỡ cẩn thận.Sau đó, từng chi tiết được phân loại riêng.Các bộ phận máy bay nằm ngổn ngang trên nền sân sau quá trình tháo dỡ.
Tarmac Aerosave là công ty chuyên tháo dỡ máy bay nổi tiếng thế giới có trụ sở ở thành phố Tarbes, Pháp.
Kể từ khi thành lập vào năm 2009, Tarmac Aerosave đã tháo dỡ hàng loạt máy bay cũ không sử dụng tại công xưởng ở thành phố Tarbes, Pháp.
Các bộ phận máy bay được tháo dỡ và thu gom trong quá trình này sau đó sẽ được đóng gói lại và tái sử dụng.
Bộ phận hạ cánh và cánh con của máy bay sẽ được chuyển đi để lắp lại trên các máy bay mới trong khi buồng lái được tái sinh để làm công cụ huấn luyện.
Mọi bộ phận còn có thể tái sử dụng được thu gom để bán đi. Những bộ phận bỏ và kim loại rời bị hỏng sẽ được bán làm phế liệu.
Airbus, công ty mẹ của Tarmac Aerosave, cho biết, nhu cầu tái chế máy bay đã qua sử dụng ngày càng cao.
Vật liệu từ quá trình tái chế máy bay rất hữu ích cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là hàng không.
Đồng thời, chi phí lưu trữ một chiếc máy bay không sử dụng nữa còn đắt hơn nhiều so với chi phí tháo dỡ máy bay.
Chi phí lưu trữ một chiếc máy bay qua sử dụng có thể ngốn tới 25.000 USD/tháng, đắt hơn nhiều nếu so sánh với chi phí 125.000 - 185.000 USD cho việc tháo dỡ máy bay.
Đặc biệt, sau khi tháo dỡ máy bay, công ty chủ quản còn có quyền bán các bộ phận có khả năng tái chế để thu lại các khoản kinh phí không nhỏ.
Đại diện công ty Tarmac Aerosave cho biết: “Thay vì vứt bỏ những chiếc máy bay đã qua sử dụng, chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho chúng tái sinh”.
Các bộ phận máy bay được tháo dỡ cẩn thận.
Sau đó, từng chi tiết được phân loại riêng.
Các bộ phận máy bay nằm ngổn ngang trên nền sân sau quá trình tháo dỡ.