Xã Sín Chải được xem là quê hương của chè Shan tuyết cổ thụ. Xã có hơn 2.000 cây, được bà con trồng quanh nhàTheo người dân địa phương, có những cây chè tuổi đời gần 200 năm, cao 6–7m.Gia đình ông Hạng A Chư, ở bản Hấu Chua, xã Sín Chải, có nhiều cây chè Shan tuyết lâu đời nhất xã. Ông cho biết: “Từ khi sinh ra, tôi đã thấy cây chè to như thế. Đời tôi rồi đến đời con trai tôi vẫn tiếp tục làm chè”.Để hái chè cổ thụ Shan tuyết, người dân phải bắc thang lên các nhánh chè thấp rồi di chuyển lên các nhánh cao hơn để hái được những búp chè 1 tôm 2 láNhững búp chè tươi ngon này thường nằm ở vị trí rất cao.Chiều cao của cây sẽ khiến nhiều người cảm thấy chóng mặt nếu muốn trải nghiệm.Rêu và địa y bám đầy trên các thân chè cổ thụ khiến người hái phải tìm điểm tựa vững chắc nhất rồi mới bắt đầu hái chè.Những người phụ nữ Mông tần tảo đảm nhận công việc khó khăn này.Cây chè cổ thụ là biểu tượng về sức sống mãnh liệt, đồng thời cũng là cây xóa đói giảm nghèo.Sau khi hái, chè sẽ được cho vào máy để vò.Sau đó sẽ được sao đều tay trong lò với nhiệt độ giữ đều khoảng 45 độ C.Kiểm tra chè giữa các lần sao.Cho đến khi chè se lại và thành phẩm dùng được ngay.Những chén chè Shan tuyết cổ thụ màu vàng tươi, có vị hơi chát khi mới bắt đầu uống, nhưng sẽ ngọt dần khi xuống đến họng. Đây là món quà vô cùng quý giá của cao nguyên đá Tủa Chùa.Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg búp tươi, được chính quyền hỗ trợ thêm 3.000 đồng/kg, chè Shan tuyết cổ thụ đang thực sự trở cây xóa, giảm nghèo đối với đồng bào Mông nơi cao nguyên đá này. Chè thành phẩm được một số cơ sở chè trên địa bàn thu muaĐóng gói, hút chân không.Mỗi hộp 200 gam có giá bán 150.000 đồng/hộp.
Xã Sín Chải được xem là quê hương của chè Shan tuyết cổ thụ. Xã có hơn 2.000 cây, được bà con trồng quanh nhà
Theo người dân địa phương, có những cây chè tuổi đời gần 200 năm, cao 6–7m.
Gia đình ông Hạng A Chư, ở bản Hấu Chua, xã Sín Chải, có nhiều cây chè Shan tuyết lâu đời nhất xã. Ông cho biết: “Từ khi sinh ra, tôi đã thấy cây chè to như thế. Đời tôi rồi đến đời con trai tôi vẫn tiếp tục làm chè”.
Để hái chè cổ thụ Shan tuyết, người dân phải bắc thang lên các nhánh chè thấp rồi di chuyển lên các nhánh cao hơn để hái được những búp chè 1 tôm 2 lá
Những búp chè tươi ngon này thường nằm ở vị trí rất cao.
Chiều cao của cây sẽ khiến nhiều người cảm thấy chóng mặt nếu muốn trải nghiệm.
Rêu và địa y bám đầy trên các thân chè cổ thụ khiến người hái phải tìm điểm tựa vững chắc nhất rồi mới bắt đầu hái chè.
Những người phụ nữ Mông tần tảo đảm nhận công việc khó khăn này.
Cây chè cổ thụ là biểu tượng về sức sống mãnh liệt, đồng thời cũng là cây xóa đói giảm nghèo.
Sau khi hái, chè sẽ được cho vào máy để vò.
Sau đó sẽ được sao đều tay trong lò với nhiệt độ giữ đều khoảng 45 độ C.
Kiểm tra chè giữa các lần sao.
Cho đến khi chè se lại và thành phẩm dùng được ngay.
Những chén chè Shan tuyết cổ thụ màu vàng tươi, có vị hơi chát khi mới bắt đầu uống, nhưng sẽ ngọt dần khi xuống đến họng. Đây là món quà vô cùng quý giá của cao nguyên đá Tủa Chùa.
Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg búp tươi, được chính quyền hỗ trợ thêm 3.000 đồng/kg, chè Shan tuyết cổ thụ đang thực sự trở cây xóa, giảm nghèo đối với đồng bào Mông nơi cao nguyên đá này. Chè thành phẩm được một số cơ sở chè trên địa bàn thu mua
Đóng gói, hút chân không.
Mỗi hộp 200 gam có giá bán 150.000 đồng/hộp.