CDP cực thấp: Đây là một trong những điều gây choáng về Nepal. Với mức GDP danh nghĩa là 19 tỷ USD, Nepal bị xếp vào một trong 5 nền kinh tế nghèo hơn cả công ty WhatsApp - một trong những ứng dụng nhắn tin di động “hot” nhất hiện nay với hơn 400 triệu người dùng. Nếu coi 19 tỷ USD là mức giá để "mua đứt" Nepal thì Facebook đã có thể sở hữu được đất nước giàu văn hóa này.Theo số liệu năm 2012, nông nghiệp là phương tiện mưu sinh của 76% dân số Nepal và chiếm khoảng 39% tổng sản phẩm quốc nội; dịch vụ chiếm 41% và công nghiệp 22%. Hai phần ba địa hình đồi núi nằm ở phía bắc đất nước khiến việc xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng khác gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.Nguồn điện ở Nepal rất chập chờn: Việc nguồn điện bị cắt liên tục hay chập chờn là điều xảy ra hàng ngày đối với người dân Nepal. Thậm chí, các nhà hàng, khách sạn cũng mất điện thường xuyên và họ phải khắc phục bằng cách dùng máy phát điện dự phòng hoặc thiết kế cửa sổ lớn để đón ánh sáng mặt trời trong suốt cả ngày. Việc dùng bữa trong bóng tối hoàn toàn không có gì xa lạ ở Nepal.Thứ bảy là để nghỉ ngơi: Người dân ở Nepal làm việc 6 ngày/tuần và ngày nghỉ của họ là thứ Bảy chứ không phải Chủ Nhật như nhiều quốc gia khác. Vào thứ Bảy, người dân địa phương thường tổ chức đi dã ngoại và thưởng thức một bữa ăn ngoài trời.Thức ăn ở Nepal không hề rẻ: Là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, nhiều người tưởng rằng Nepal là một điểm du lịch giá rẻ. Dù giá phòng nghỉ ở Nepal không quá tốn kém nhưng chi phí thức ăn ở đây lại khá đắt tiền, đặc biệt là khi so sánh với Ấn Độ và Đông Nam Á.Bạn sẽ không thể tìm thấy một cửa hàng McDonald’s ở Nepal: Hãng thức ăn nhanh McDonalds đã thất bại trong việc mở cửa hàng tại Nepal.Đừng mong đợi được tắm nước nóng: Nước nóng, điện và giường được coi là những thứ xa xỉ ở Nepal. Ở Nepal, người ta thường tắm nước lạnh, dùng nến và nệm mỏng trong phòng nghỉ.Chuẩn bị tinh thần cho nhà vệ sinh công cộng: Những nhà vệ sinh ở Nepal được đánh giá là “bốc mùi” khủng khiếp. Ngoài ra, du khách được khuyến khích là nên mang theo giấy vệ sinh và đèn chiếu sáng khi muốn vào nhà vệ sinh công cộng ở Nepal.
CDP cực thấp: Đây là một trong những điều gây choáng về Nepal. Với mức GDP danh nghĩa là 19 tỷ USD, Nepal bị xếp vào một trong 5 nền kinh tế nghèo hơn cả công ty WhatsApp - một trong những ứng dụng nhắn tin di động “hot” nhất hiện nay với hơn 400 triệu người dùng. Nếu coi 19 tỷ USD là mức giá để "mua đứt" Nepal thì Facebook đã có thể sở hữu được đất nước giàu văn hóa này.
Theo số liệu năm 2012, nông nghiệp là phương tiện mưu sinh của 76% dân số Nepal và chiếm khoảng 39% tổng sản phẩm quốc nội; dịch vụ chiếm 41% và công nghiệp 22%. Hai phần ba địa hình đồi núi nằm ở phía bắc đất nước khiến việc xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng khác gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.
Nguồn điện ở Nepal rất chập chờn: Việc nguồn điện bị cắt liên tục hay chập chờn là điều xảy ra hàng ngày đối với người dân Nepal. Thậm chí, các nhà hàng, khách sạn cũng mất điện thường xuyên và họ phải khắc phục bằng cách dùng máy phát điện dự phòng hoặc thiết kế cửa sổ lớn để đón ánh sáng mặt trời trong suốt cả ngày. Việc dùng bữa trong bóng tối hoàn toàn không có gì xa lạ ở Nepal.
Thứ bảy là để nghỉ ngơi: Người dân ở Nepal làm việc 6 ngày/tuần và ngày nghỉ của họ là thứ Bảy chứ không phải Chủ Nhật như nhiều quốc gia khác. Vào thứ Bảy, người dân địa phương thường tổ chức đi dã ngoại và thưởng thức một bữa ăn ngoài trời.
Thức ăn ở Nepal không hề rẻ: Là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, nhiều người tưởng rằng Nepal là một điểm du lịch giá rẻ. Dù giá phòng nghỉ ở Nepal không quá tốn kém nhưng chi phí thức ăn ở đây lại khá đắt tiền, đặc biệt là khi so sánh với Ấn Độ và Đông Nam Á.
Bạn sẽ không thể tìm thấy một cửa hàng McDonald’s ở Nepal: Hãng thức ăn nhanh McDonalds đã thất bại trong việc mở cửa hàng tại Nepal.
Đừng mong đợi được tắm nước nóng: Nước nóng, điện và giường được coi là những thứ xa xỉ ở Nepal. Ở Nepal, người ta thường tắm nước lạnh, dùng nến và nệm mỏng trong phòng nghỉ.
Chuẩn bị tinh thần cho nhà vệ sinh công cộng: Những nhà vệ sinh ở Nepal được đánh giá là “bốc mùi” khủng khiếp. Ngoài ra, du khách được khuyến khích là nên mang theo giấy vệ sinh và đèn chiếu sáng khi muốn vào nhà vệ sinh công cộng ở Nepal.