Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã đến Ethiopia để ghi lại những hình ảnh phi thường về công việc đào muối tại Cổng địa ngục Danakil Depression, một trong những nơi nóng nhất trên trái đất.Ngôi làng của Hamad Ale (ảnh) là nơi các thợ đào muối đến bán muối và đổi lấy thức ăn, nước và hàng hoá khác cần thiết để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này.Cổng địa ngục Danakil Depression, một trong những nơi nóng nhất trên trái đất, là nơi nhiệt độ không bao giờ dưới 50 độ C vào ban ngày. Đây chắc chắn không phải là một địa điểm làm việc lý tưởng.Khung cảnh nơi những người thợ đào muối làm việc gây ấn tượng mạnh với núi lửa hoạt động, suối lưu huỳnh bốc hơi, dòng dung nham đen nhánh và các lưu vực muối đa sắc màu. Nhiều du khách cho rằng nơi đây giống như trên Mặt Trăng.Bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt, người dân địa phương vẫn bắt tay vào công việc khai thác muối hàng ngày theo cách truyền thống đã có từ hàng thế kỷ trước. Họ đào muối rồi chặt chúng thành những viên gạch vuông vức và dùng lạc đà để vận chuyển về.Những người thợ đào muối phải đào sâu qua lớp bề mặt, chặt muối thành tấm để lấy ra và sau đó xếp lên lưng lạc đà.Muối được đẽo thành tấm với kích thước và trọng lượng nhất định. Hầu hết số muối này được bán cho nông dân Ethiopia và Sudan.Một số người đeo găng tay khi làm việc, những người khác để tay trần.Muối được cắt thành hình viên gạch, sau đó buộc lại với nhau và đặt lên lạc đà. Một ngày làm việc tích cực, mỗi người có thể làm được 200 tấm gạch muối.Ngày nay, muối được bán trên khắp Ethiopia cho những người nông dân muốn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho gia súc của họ.Những con lạc đà chất trên lưng các tấm muối và dẫn ra khỏi vùng lõm đến thị trấn Berhale, cách đó ba ngày đi bộ.Lạc đà, nổi tiếng với khả năng trữ nước trong bướu, có thể đi bộ nhiều ngày mà không cần phải uống nên chúng đã được chọn làm phương tiện di chuyển ở đây.Ngoài ra, lừa cũng được sử dụng để vận chuyển các gạch muối.
Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã đến Ethiopia để ghi lại những hình ảnh phi thường về công việc đào muối tại Cổng địa ngục Danakil Depression, một trong những nơi nóng nhất trên trái đất.
Ngôi làng của Hamad Ale (ảnh) là nơi các thợ đào muối đến bán muối và đổi lấy thức ăn, nước và hàng hoá khác cần thiết để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này.
Cổng địa ngục Danakil Depression, một trong những nơi nóng nhất trên trái đất, là nơi nhiệt độ không bao giờ dưới 50 độ C vào ban ngày. Đây chắc chắn không phải là một địa điểm làm việc lý tưởng.
Khung cảnh nơi những người thợ đào muối làm việc gây ấn tượng mạnh với núi lửa hoạt động, suối lưu huỳnh bốc hơi, dòng dung nham đen nhánh và các lưu vực muối đa sắc màu. Nhiều du khách cho rằng nơi đây giống như trên Mặt Trăng.
Bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt, người dân địa phương vẫn bắt tay vào công việc khai thác muối hàng ngày theo cách truyền thống đã có từ hàng thế kỷ trước. Họ đào muối rồi chặt chúng thành những viên gạch vuông vức và dùng lạc đà để vận chuyển về.
Những người thợ đào muối phải đào sâu qua lớp bề mặt, chặt muối thành tấm để lấy ra và sau đó xếp lên lưng lạc đà.
Muối được đẽo thành tấm với kích thước và trọng lượng nhất định. Hầu hết số muối này được bán cho nông dân Ethiopia và Sudan.
Một số người đeo găng tay khi làm việc, những người khác để tay trần.
Muối được cắt thành hình viên gạch, sau đó buộc lại với nhau và đặt lên lạc đà. Một ngày làm việc tích cực, mỗi người có thể làm được 200 tấm gạch muối.
Ngày nay, muối được bán trên khắp Ethiopia cho những người nông dân muốn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho gia súc của họ.
Những con lạc đà chất trên lưng các tấm muối và dẫn ra khỏi vùng lõm đến thị trấn Berhale, cách đó ba ngày đi bộ.
Lạc đà, nổi tiếng với khả năng trữ nước trong bướu, có thể đi bộ nhiều ngày mà không cần phải uống nên chúng đã được chọn làm phương tiện di chuyển ở đây.
Ngoài ra, lừa cũng được sử dụng để vận chuyển các gạch muối.