Tổ chức bảo vệ môi trường WildlifeRisk mới đây đã công bố những hình ảnh bên trong một trong lò mổ cá mập lớn nhất Trung Quốc nằm tại thị trấn Pu Qi, tỉnh Ôn Châu. Tổ chức này từng xâm nhập vào các lò mổ tại thị trấn này 3 lần từ năm 2010 đến năm 2013, điều tra các hoạt động giết mổ cá mập và cá voi trái phép nhằm lấy vây và thịt của chúng. Mỗi năm có khoảng 600 trăm con cá mập cỡ lớn và hàng nghìn cá mập cỡ nhỏ bị giết mổ tại đây. Viện nghiên cứu Harvey tại Florida và một nhóm nghiên cứu nước ngoài cho biết cá bị giết tại đây gồm cá mập phơi và cá mập trắng lớn, cả 2 đều nằm trong danh sách bảo vệ của công ước CITES. Tuy được luật pháp quốc tế bảo vệ nhưng các lò giết mổ này vẫn hoạt động khá công khai. Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã lên tiếng phản đối nhưng không nhận được bất kỳ hành động nào từ chính quyền địa phương. Những lò giết mổ này cung cấp nguồn lao động chính cho người dân thị trấn ven biển này. Hành động giết mổ khá tàn nhẫn, không những vậy quy trình giết mổ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của bộ y tế. Da và vây được phơi khô để chuyển cho các công ty dược phẩm chuyên sản xuất các sản phẩm làm đẹp và dược liệu tăng cường sức khỏe. Dầu làm từ vây cá mập từ lâu đã được người dân châu Á coi như tiên dược chữa bách bệnh. Thịt của cá voi thì được phân phối khắp thị trường Trung Quốc, đặc biệt tại tỉnh Quảng Đông.Các tổ chức bảo vệ động vật đã có nhiều động thái như biểu tình, nêu cao khẩu hiệu không giết hại động vật, không sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên hoạt động giết mổ tại các lò vẫn diễn ra đều đặn hàng năm, đẩy loài cá mập và cá voi đến bờ tuyệt chủng.
Tổ chức bảo vệ môi trường WildlifeRisk mới đây đã công bố những hình ảnh bên trong một trong lò mổ cá mập lớn nhất Trung Quốc nằm tại thị trấn Pu Qi, tỉnh Ôn Châu.
Tổ chức này từng xâm nhập vào các lò mổ tại thị trấn này 3 lần từ năm 2010 đến năm 2013, điều tra các hoạt động giết mổ cá mập và cá voi trái phép nhằm lấy vây và thịt của chúng.
Mỗi năm có khoảng 600 trăm con cá mập cỡ lớn và hàng nghìn cá mập cỡ nhỏ bị giết mổ tại đây. Viện nghiên cứu Harvey tại Florida và một nhóm nghiên cứu nước ngoài cho biết cá bị giết tại đây gồm cá mập phơi và cá mập trắng lớn, cả 2 đều nằm trong danh sách bảo vệ của công ước CITES.
Tuy được luật pháp quốc tế bảo vệ nhưng các lò giết mổ này vẫn hoạt động khá công khai. Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã lên tiếng phản đối nhưng không nhận được bất kỳ hành động nào từ chính quyền địa phương.
Những lò giết mổ này cung cấp nguồn lao động chính cho người dân thị trấn ven biển này.
Hành động giết mổ khá tàn nhẫn, không những vậy quy trình giết mổ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của bộ y tế.
Da và vây được phơi khô để chuyển cho các công ty dược phẩm chuyên sản xuất các sản phẩm làm đẹp và dược liệu tăng cường sức khỏe. Dầu làm từ vây cá mập từ lâu đã được người dân châu Á coi như tiên dược chữa bách bệnh.
Thịt của cá voi thì được phân phối khắp thị trường Trung Quốc, đặc biệt tại tỉnh Quảng Đông.
Các tổ chức bảo vệ động vật đã có nhiều động thái như biểu tình, nêu cao khẩu hiệu không giết hại động vật, không sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên hoạt động giết mổ tại các lò vẫn diễn ra đều đặn hàng năm, đẩy loài cá mập và cá voi đến bờ tuyệt chủng.