Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Hùng cho biết: “Năm nay số lượng bưởi không có nhiều như các năm trước, song chất lượng vẫn rất ngon, ngọt. Đặc biệt có nhiều cây bưởi có đến 600 quả nhưng đến thời điểm hiện tại khách đặt hàng đông quá tôi không còn bưởi để bán nữa”. Hiện, gia đình ông Hùng còn giữ 140 cây bưởi với loại bưởi chính là bưởi đỏ và da xanh, trong đó có 130 cây có quả, đặc biệt có nhiều cây có trên dưới 500 quả.“Từ đầu tháng 10 vừa qua đến giờ ngày nào tôi cũng tiếp vài chục cuộc điện thoại và nhiều đoàn khách đến tham quan, đặt mua bưởi song phần lớn số khách trên đều phải ra về không vì tôi không còn bưởi để bán” – “ vua bưởi xứ Mường” tiết lộ. Ông Hùng cho biết thêm, dù số lượng ít hơn song bưởi vẫn giữ giá bán từ 38.000 đồng đến 40.000 đồng/quả, chủ yếu đầu mối mua là khách quen từ nhiều năm trước. Từ tiền bán bưởi, trung bình mỗi vụ gia đình ông có thu nhập trên 100 triệu đồng.Ông Hùng cho hay, vào những ngày này, gia đình ông chỉ “ngồi chơi xơi nước” đón khách đến vườn mua, hái bưởi. “Các khách đến tận nhà hỏi mua bưởi dù không mua được hàng tôi cũng đều gọt các quả bưởi ngon mời ăn vừa là để mọi người được thưởng thức đặc sản của gia đình vừa nhằm giới thiệu, quảng bá ẩm thực của quê hương” – ông Hùng chia sẻ.Cũng theo ông Hùng, hiện gia đình ông còn để dành khoảng 2.000 quả để cung cấp cho khách đối tác quen mang đi biếu và một phần nhỏ để tham gia hội chợ sắp tới do tỉnh nhà tổ chức. Cùng trong huyện với gia đình ông Hùng, vườn bưởi của ông Phương có 50 gốc bưởi đỏ, da xanh hiện cũng đã được khách đặt hết. Ông Phương cho biết: "Năm nay khách đặt bưởi sớm hơn mọi năm nên đến giờ này gia đình tôi đã "cháy hàng", còn rất nhiều khách gọi điện, có người đến tận nhà cũng không có bưởi để bán nữa".Ông Phương cho biết thêm, vụ bưởi năm nay nhiều hộ ở huyện mất mùa nên số lượng bưởi rất hạn chế, phần lớn các các vườn bưởi ở Tân Lạc đến giờ đều đã "có chủ".
Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Hùng cho biết: “Năm nay số lượng bưởi không có nhiều như các năm trước, song chất lượng vẫn rất ngon, ngọt. Đặc biệt có nhiều cây bưởi có đến 600 quả nhưng đến thời điểm hiện tại khách đặt hàng đông quá tôi không còn bưởi để bán nữa”. Hiện, gia đình ông Hùng còn giữ 140 cây bưởi với loại bưởi chính là bưởi đỏ và da xanh, trong đó có 130 cây có quả, đặc biệt có nhiều cây có trên dưới 500 quả.
“Từ đầu tháng 10 vừa qua đến giờ ngày nào tôi cũng tiếp vài chục cuộc điện thoại và nhiều đoàn khách đến tham quan, đặt mua bưởi song phần lớn số khách trên đều phải ra về không vì tôi không còn bưởi để bán” – “ vua bưởi xứ Mường” tiết lộ. Ông Hùng cho biết thêm, dù số lượng ít hơn song bưởi vẫn giữ giá bán từ 38.000 đồng đến 40.000 đồng/quả, chủ yếu đầu mối mua là khách quen từ nhiều năm trước. Từ tiền bán bưởi, trung bình mỗi vụ gia đình ông có thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ông Hùng cho hay, vào những ngày này, gia đình ông chỉ “ngồi chơi xơi nước” đón khách đến vườn mua, hái bưởi. “Các khách đến tận nhà hỏi mua bưởi dù không mua được hàng tôi cũng đều gọt các quả bưởi ngon mời ăn vừa là để mọi người được thưởng thức đặc sản của gia đình vừa nhằm giới thiệu, quảng bá ẩm thực của quê hương” – ông Hùng chia sẻ.
Cũng theo ông Hùng, hiện gia đình ông còn để dành khoảng 2.000 quả để cung cấp cho khách đối tác quen mang đi biếu và một phần nhỏ để tham gia hội chợ sắp tới do tỉnh nhà tổ chức. Cùng trong huyện với gia đình ông Hùng, vườn bưởi của ông Phương có 50 gốc bưởi đỏ, da xanh hiện cũng đã được khách đặt hết. Ông Phương cho biết: "Năm nay khách đặt bưởi sớm hơn mọi năm nên đến giờ này gia đình tôi đã "cháy hàng", còn rất nhiều khách gọi điện, có người đến tận nhà cũng không có bưởi để bán nữa".
Ông Phương cho biết thêm, vụ bưởi năm nay nhiều hộ ở huyện mất mùa nên số lượng bưởi rất hạn chế, phần lớn các các vườn bưởi ở Tân Lạc đến giờ đều đã "có chủ".