Dubai (UAE – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) là một tiểu vương quốc đồng thời cũng là tên thành phố lớn nhất tiểu vương quốc này, nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Khi chưa đặt chân tới đây, nhiều người vẫn nghĩ tới một Dubai tráng lệ, nổi tiếng với những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, chứ ít ai biết đến cuộc sống khốn khó của những người lao động nhập cư.Theo BBC, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản của Dubai khó có thể đạt được con số ấn tượng như hiện nay nếu không có hàng triệu lao động chân tay nhập cư. Những người lao động phải làm việc suốt ngày đêm để hoàn thành các công trình, nhưng chỉ được nhận mức lương chưa đầy 120 EUR/tháng (khoảng 2,8 triệu đồng).Những công nhân xây dựng nhập cư tại đây phải làm việc 12h/ngày trong suốt 6 hoặc 7 ngày một tuần.Người lao động nhập cư đến Dubai với hy vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho gia đình nhưng đổi lại chỉ thấy nghèo khổ, lương thấp và công việc cực nhọc.Những công nhân nhập cư phải làm việc nhiều giờ trong thời tiết oi bức nhưng nhận được đồng lương rất ít ỏi.Họ bị đưa đến Sonapur, một nơi không có trên bản đồ, để những người sử dụng lao động dễ dàng kiểm soát hơn.Thành phố Sonapur, trong tiếng Hindi nó có nghĩa là “thành phố của vàng”, là nơi sinh sống của hơn 150.000 công nhân, phần lớn đến từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades...Khu dân cư Sonapur nằm cách xa và tách biệt so với những tòa nhà chọc trời sang trọng, giàu có.Tại đây, từ 10-15 người lao động nhập cư phải sống chung trong những căn phòng chật hẹp.Nhà bếp phục vụ nấu ăn uống của họ trông khá tồi tàn.Trong khi đó, để đến được Dubai tráng lệ, phần lớn những công nhân nhập cư này phải trả một khoản phi rất lớn. Sau đó với đồng lương ít ỏi của mình, họ phải trả nợ, chi tiền cho ăn uống và gửi một ít về cho gia đình.Nhiều công nhân miêu tả cuộc sống ở thành phố xa hoa bậc nhất thế giới này chính là chốn ngục tù. Họ chỉ biết cố gắng làm việc và kiếm tiền trong hai đến ba năm bởi chủ thuê có thể đẩy họ ra đường bất cứ lúc nào. Và khi ấy, họ chẳng biết trở về nhà bằng cách nào khi chẳng có gì trong tay.
Dubai (UAE – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) là một tiểu vương quốc đồng thời cũng là tên thành phố lớn nhất tiểu vương quốc này, nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Khi chưa đặt chân tới đây, nhiều người vẫn nghĩ tới một Dubai tráng lệ, nổi tiếng với những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, chứ ít ai biết đến cuộc sống khốn khó của những người lao động nhập cư.
Theo BBC, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản của Dubai khó có thể đạt được con số ấn tượng như hiện nay nếu không có hàng triệu lao động chân tay nhập cư. Những người lao động phải làm việc suốt ngày đêm để hoàn thành các công trình, nhưng chỉ được nhận mức lương chưa đầy 120 EUR/tháng (khoảng 2,8 triệu đồng).
Những công nhân xây dựng nhập cư tại đây phải làm việc 12h/ngày trong suốt 6 hoặc 7 ngày một tuần.
Người lao động nhập cư đến Dubai với hy vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho gia đình nhưng đổi lại chỉ thấy nghèo khổ, lương thấp và công việc cực nhọc.
Những công nhân nhập cư phải làm việc nhiều giờ trong thời tiết oi bức nhưng nhận được đồng lương rất ít ỏi.
Họ bị đưa đến Sonapur, một nơi không có trên bản đồ, để những người sử dụng lao động dễ dàng kiểm soát hơn.
Thành phố Sonapur, trong tiếng Hindi nó có nghĩa là “thành phố của vàng”, là nơi sinh sống của hơn 150.000 công nhân, phần lớn đến từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades...
Khu dân cư Sonapur nằm cách xa và tách biệt so với những tòa nhà chọc trời sang trọng, giàu có.
Tại đây, từ 10-15 người lao động nhập cư phải sống chung trong những căn phòng chật hẹp.
Nhà bếp phục vụ nấu ăn uống của họ trông khá tồi tàn.
Trong khi đó, để đến được Dubai tráng lệ, phần lớn những công nhân nhập cư này phải trả một khoản phi rất lớn. Sau đó với đồng lương ít ỏi của mình, họ phải trả nợ, chi tiền cho ăn uống và gửi một ít về cho gia đình.
Nhiều công nhân miêu tả cuộc sống ở thành phố xa hoa bậc nhất thế giới này chính là chốn ngục tù. Họ chỉ biết cố gắng làm việc và kiếm tiền trong hai đến ba năm bởi chủ thuê có thể đẩy họ ra đường bất cứ lúc nào. Và khi ấy, họ chẳng biết trở về nhà bằng cách nào khi chẳng có gì trong tay.