Esther Nguyễn là một trong những người Mỹ gốc Việt ở nước ngoài, bây giờ quay trở về quê hương để đóng góp cho đất nước. Cô hiện là CEO Pops Worldwide - Công ty phân phối và quản lý nội dung số tại TP HCM.Cô gái này sinh ra tại Michigan và lớn lên ở San Francisco. Cha mẹ cô đã sang Mỹ sau khi Sài Gòn giải phóng năm 1975. Ở Mỹ, họ có một tiệm xăng và một cửa hàng tự chọn nhỏ.Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn bắt đầu tập tành kinh doanh mỹ phẩm online, sau đó cô thử ở lĩnh vực công nghệ xanh nhưng rồi cả 2 ý tưởng kinh doanh đều thất bại. Cô mới quyết định học thêm ngành luật ở Đại học Golden Gate.Năm 2007, cô rời Mỹ về Việt Nam và làm việc cho một công ty IT ở Hà Nội. Tại đây, cô đã nhận ra cơ hội kinh doanh cho riêng mình. Nguyễn quyết định áp dụng những kiến thức về luật học được ở trường đại học để lập một công ty bảo vệ bản quyền.Khi sự bùng nổ smartphone trong người dùng Việt thì công ty của cô mới làm ăn phát đạt. Worldwide hiện sở hữu gần 90% nội dung âm nhạc tại Việt Nam với tổng lượt xem mỗi tháng 1,2 tỷ.Cũng giống như Esther Nguyễn, Eddie Thai là một người gốc Việt. Anh bây giờ là đối tác tại Việt Nam của quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups. Anh tốt nghiệp Đại học Harvard, rồi làm việc cho một công ty tư vấn của Mỹ. Dù có mức lương cao tại công ty quyền lực, anh vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó.Tất cả thay đổi từ một chuyến du lịch về Việt Nam năm 2001, khi anh còn là một thiếu niên. Cảm giác lúc bấy giờ với Việt Nam cực kỳ ấn tượng nhưng anh cảm thấy Việt Nam còn chậm tiến so với các nước khác.Sau này, chán nản công việc và mong muốn giúp người Việt cải thiện đời sống mà anh đã đồng ý quay về Việt Nam với vị trí là một đối tác. Anh hiện đang quản lý quỹ đầu tư 10 triệu Đô. Anh đang cân nhắc đầu tư vào 100 công ty công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục…Rất nhiều những người trẻ gốc Việt tại Mỹ đã là cầu nối giúp doanh nghiệp Mỹ mở rộng thị trường tại Việt Nam. Đó là Henry Nguyễn – Người đã được McDonald chọn phụ trách IDG để mở rộng cửa hàng này tại Việt Nam.Làn sóng người gốc Việt về nước cho thấy Chính phủ Việt Nam đang rất muốn tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ để làm công cụ tăng trưởng kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối của Việt Nam năm ngoái đã đạt 13,2 tỷ USD - tăng gấp 4 trong 10 năm qua.Phải mất một thời gian nữa, tác động dài hạn từ làn sóng này lên kinh tế Việt Nam mới có thể thấy rõ. Tuy nhiên, với những người như Esther Nguyen hay Eddie Thai, đất mẹ Việt Nam vẫn đang mang đến những cơ hội khổng lồ cho họ.
Esther Nguyễn là một trong những người Mỹ gốc Việt ở nước ngoài, bây giờ quay trở về quê hương để đóng góp cho đất nước. Cô hiện là CEO Pops Worldwide - Công ty phân phối và quản lý nội dung số tại TP HCM.
Cô gái này sinh ra tại Michigan và lớn lên ở San Francisco. Cha mẹ cô đã sang Mỹ sau khi Sài Gòn giải phóng năm 1975. Ở Mỹ, họ có một tiệm xăng và một cửa hàng tự chọn nhỏ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn bắt đầu tập tành kinh doanh mỹ phẩm online, sau đó cô thử ở lĩnh vực công nghệ xanh nhưng rồi cả 2 ý tưởng kinh doanh đều thất bại. Cô mới quyết định học thêm ngành luật ở Đại học Golden Gate.
Năm 2007, cô rời Mỹ về Việt Nam và làm việc cho một công ty IT ở Hà Nội. Tại đây, cô đã nhận ra cơ hội kinh doanh cho riêng mình. Nguyễn quyết định áp dụng những kiến thức về luật học được ở trường đại học để lập một công ty bảo vệ bản quyền.
Khi sự bùng nổ smartphone trong người dùng Việt thì công ty của cô mới làm ăn phát đạt. Worldwide hiện sở hữu gần 90% nội dung âm nhạc tại Việt Nam với tổng lượt xem mỗi tháng 1,2 tỷ.
Cũng giống như Esther Nguyễn, Eddie Thai là một người gốc Việt. Anh bây giờ là đối tác tại Việt Nam của quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups. Anh tốt nghiệp Đại học Harvard, rồi làm việc cho một công ty tư vấn của Mỹ. Dù có mức lương cao tại công ty quyền lực, anh vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó.
Tất cả thay đổi từ một chuyến du lịch về Việt Nam năm 2001, khi anh còn là một thiếu niên. Cảm giác lúc bấy giờ với Việt Nam cực kỳ ấn tượng nhưng anh cảm thấy Việt Nam còn chậm tiến so với các nước khác.
Sau này, chán nản công việc và mong muốn giúp người Việt cải thiện đời sống mà anh đã đồng ý quay về Việt Nam với vị trí là một đối tác. Anh hiện đang quản lý quỹ đầu tư 10 triệu Đô. Anh đang cân nhắc đầu tư vào 100 công ty công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục…
Rất nhiều những người trẻ gốc Việt tại Mỹ đã là cầu nối giúp doanh nghiệp Mỹ mở rộng thị trường tại Việt Nam. Đó là Henry Nguyễn – Người đã được McDonald chọn phụ trách IDG để mở rộng cửa hàng này tại Việt Nam.
Làn sóng người gốc Việt về nước cho thấy Chính phủ Việt Nam đang rất muốn tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ để làm công cụ tăng trưởng kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối của Việt Nam năm ngoái đã đạt 13,2 tỷ USD - tăng gấp 4 trong 10 năm qua.
Phải mất một thời gian nữa, tác động dài hạn từ làn sóng này lên kinh tế Việt Nam mới có thể thấy rõ. Tuy nhiên, với những người như Esther Nguyen hay Eddie Thai, đất mẹ Việt Nam vẫn đang mang đến những cơ hội khổng lồ cho họ.