Thời gian gần đây, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long kéo dài khiến hàng nghìn hộ dân điêu đứng, canh tác, nuôi trồng bị ảnh hưởng, đời sống sinh hoạt xáo trộn. Hạn và mặn đã khiến cho tình trạng khan hiếm nước ngọt sinh hoạt gia tăng, nhiều mặt hàng "đội giá". Nhiều người dân nhân cơ hội kinh doanh kiếm lời. Ảnh: Zing.Một trong những dịch vụ đang "ăn nên làm ra" ở các vùng miền Tây gặp hạn, mặn đó là bán nước ngọt sinh hoạt. Trung bình nước ngọt có giá 60.000 - 80.000 đồng/m3. Ở những vùng xa, không thuận tiện di chuyển, chi phí cho mỗi m3 nước có thể lên tới cả trăm nghìn đồng. Ảnh minh họa.Trung bình, người cung cấp dịch vụ nước ngọt sinh hoạt ở vùng ngập mặn, hạn hán có thể chở từ 15 - 20 chuyến mỗi ngày, thu nhập được vài triệu, thậm chí, cả chục triệu đồng một tháng. Ảnh minh họa.Người dân đang chắt chiu từng giọt nước ngọt mua với giá đắt đỏ. Ảnh: Báo Ngày nay.Thông tin trên báo Ngày nay cho biết, hiện tại, giá rơm tại chợ rơm gần đập Ba Lai (huyện Ba Tri, Bến Tre) có giá khoảng 24.000 đồng, tăng 7.000 đồng so với thường lệ, do đây là nguồn thức ăn chăn nuôi và đang có nguy cơ khan hiếm. Ảnh minh họa: VNmoney.Việc bán các loại rơm rạ trong mùa ngập mặn, hạn hán kéo dài đã giúp nhiều người có thêm khoản thu nhập.Do nhu cầu tăng cao, nhiều vùng ngập mặn cần tới máy đo thử độ mặn, nên các cơ sở cung cấp thiết bị này đang được dịp bán chạy hàng. Các mẫu máy đo xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản có giá bán từ vài trăm nghìn đến gần 2 triệu đồng/chiếc.Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho hay, nhiều nhà cung cấp thiết bị này ở phía Nam đã "cháy hàng". Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thời gian gần đây, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long kéo dài khiến hàng nghìn hộ dân điêu đứng, canh tác, nuôi trồng bị ảnh hưởng, đời sống sinh hoạt xáo trộn. Hạn và mặn đã khiến cho tình trạng khan hiếm nước ngọt sinh hoạt gia tăng, nhiều mặt hàng "đội giá". Nhiều người dân nhân cơ hội kinh doanh kiếm lời. Ảnh: Zing.
Một trong những dịch vụ đang "ăn nên làm ra" ở các vùng miền Tây gặp hạn, mặn đó là bán nước ngọt sinh hoạt. Trung bình nước ngọt có giá 60.000 - 80.000 đồng/m3. Ở những vùng xa, không thuận tiện di chuyển, chi phí cho mỗi m3 nước có thể lên tới cả trăm nghìn đồng. Ảnh minh họa.
Trung bình, người cung cấp dịch vụ nước ngọt sinh hoạt ở vùng ngập mặn, hạn hán có thể chở từ 15 - 20 chuyến mỗi ngày, thu nhập được vài triệu, thậm chí, cả chục triệu đồng một tháng. Ảnh minh họa.
Người dân đang chắt chiu từng giọt nước ngọt mua với giá đắt đỏ. Ảnh: Báo Ngày nay.
Thông tin trên báo Ngày nay cho biết, hiện tại, giá rơm tại chợ rơm gần đập Ba Lai (huyện Ba Tri, Bến Tre) có giá khoảng 24.000 đồng, tăng 7.000 đồng so với thường lệ, do đây là nguồn thức ăn chăn nuôi và đang có nguy cơ khan hiếm. Ảnh minh họa: VNmoney.
Việc bán các loại rơm rạ trong mùa ngập mặn, hạn hán kéo dài đã giúp nhiều người có thêm khoản thu nhập.
Do nhu cầu tăng cao, nhiều vùng ngập mặn cần tới máy đo thử độ mặn, nên các cơ sở cung cấp thiết bị này đang được dịp bán chạy hàng. Các mẫu máy đo xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản có giá bán từ vài trăm nghìn đến gần 2 triệu đồng/chiếc.
Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho hay, nhiều nhà cung cấp thiết bị này ở phía Nam đã "cháy hàng". Ảnh: Tuổi Trẻ.