Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2015, có 748 dự án đầu tư của Mỹ còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 11,1 tỷ USD. Đầu tư Mỹ vào Việt Nam có nhiều dự án rất "chất" .Thông qua các thương hiệu mới, dự án lớn, Mỹ trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 7 của Việt Nam xét cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký. Một trong những dự án “khủng” của Mỹ tại Việt Nam có thể kể đến việc công ty Intel (Mỹ) đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chipset tại Khu công nghệ cao TP HCM.Tháng 1/2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu USD để xây dựng cơ sở mới, bao gồm nhà máy kiểm định lắp ráp, tại Việt Nam. Đến tháng 11/2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14.000 m2 lên 46.000 m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ USD.Cuối năm 2014, nhà đầu tư Microsoft đã chuyển các nhà máy, dây chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc, Mexico, Hungary sang Bắc Ninh -Việt Nam. Với sự dịch chuyển này, doanh thu xuất khẩu của Microsoft Việt Nam năm 2014 đã đạt 2 tỷ USD. Một phần nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam đặt tại Bắc Ninh. Ảnh: Hoàng Phương.Chưa dừng lại ở những kế hoạch trên, Microsoft dù đã có 15.000 lao động vẫn liên tiếp đầu tư nhân sự. Mới đây, Công ty đã công bố đầu tư 3 triệu USD trong vòng 3 năm cho việc phát triển nhân viên và hỗ trợ các nhà lãnh đạo trẻ Việt Nam.Cuối tháng 3/2015, hãng Procter & Gamble (P&G) của Mỹ đã khởi công xây dựng nhà máy dao cạo Gillette tại Bình Dương với vốn đầu tư 100 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành trong 12 tháng tới và tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Ảnh lễ khởi công xây dựng nhà máy.Dự án nhà máy Gillette sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 8 hecta, ứng dụng công nghệ sản xuất dao cạo hiện đại, cần khoảng 300 lao động sản xuất và vận hành. Đây sẽ là một trong ba nhà máy Gillette của P&G tại châu Á, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường châu Á khác. Ảnh: Vietnam+Theo một số chuyên gia, hiện đầu tư của Mỹ vào Việt Nam mới là bước khởi đầu. Mới đây, 8/5/2015, một công ty đến từ Mỹ khác là Jabil Việt Nam (chuyên sản xuất các thiết bị điện tử) có nhà máy đặt tại Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) cũng xây dựng kế hoạch tăng vốn từ 200 triệu USD lên một tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất.Dự án đầu tư của Công ty Jabil Việt Nam với diện tích khoảng 5 ha, chuyên lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in; chế tạo mẫu khuôn nhựa chính xác và sản xuất các bản mạch công cụ; sản xuất và lắp ráp máy.Mới đây, đại gia công nghệ IBM cũng đã quyết định xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trong khuôn viên của Đại học Quốc gia TP HCM.Ngoài ra, luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam còn bởi một số công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Coca Cola, Cheveron, Conoco… đầu tư thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, Hong Kong.Trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát, các thương hiệu lớn của Mỹ như KFC, Burger King, Pizza Hut, Starbucks, Coffee Bea & Tea Leaf, McDonalds đã có mặt và không ngừng lớn mạnh tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2015, có 748 dự án đầu tư của Mỹ còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 11,1 tỷ USD. Đầu tư Mỹ vào Việt Nam có nhiều dự án rất "chất" .
Thông qua các thương hiệu mới, dự án lớn, Mỹ trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 7 của Việt Nam xét cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký. Một trong những dự án “khủng” của Mỹ tại Việt Nam có thể kể đến việc công ty Intel (Mỹ) đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chipset tại Khu công nghệ cao TP HCM.
Tháng 1/2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu USD để xây dựng cơ sở mới, bao gồm nhà máy kiểm định lắp ráp, tại Việt Nam. Đến tháng 11/2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14.000 m2 lên 46.000 m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ USD.
Cuối năm 2014, nhà đầu tư Microsoft đã chuyển các nhà máy, dây chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc, Mexico, Hungary sang Bắc Ninh -Việt Nam. Với sự dịch chuyển này, doanh thu xuất khẩu của Microsoft Việt Nam năm 2014 đã đạt 2 tỷ USD. Một phần nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam đặt tại Bắc Ninh. Ảnh: Hoàng Phương.
Chưa dừng lại ở những kế hoạch trên, Microsoft dù đã có 15.000 lao động vẫn liên tiếp đầu tư nhân sự. Mới đây, Công ty đã công bố đầu tư 3 triệu USD trong vòng 3 năm cho việc phát triển nhân viên và hỗ trợ các nhà lãnh đạo trẻ Việt Nam.
Cuối tháng 3/2015, hãng Procter & Gamble (P&G) của Mỹ đã khởi công xây dựng nhà máy dao cạo Gillette tại Bình Dương với vốn đầu tư 100 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành trong 12 tháng tới và tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Ảnh lễ khởi công xây dựng nhà máy.
Dự án nhà máy Gillette sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 8 hecta, ứng dụng công nghệ sản xuất dao cạo hiện đại, cần khoảng 300 lao động sản xuất và vận hành. Đây sẽ là một trong ba nhà máy Gillette của P&G tại châu Á, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường châu Á khác. Ảnh: Vietnam+
Theo một số chuyên gia, hiện đầu tư của Mỹ vào Việt Nam mới là bước khởi đầu. Mới đây, 8/5/2015, một công ty đến từ Mỹ khác là Jabil Việt Nam (chuyên sản xuất các thiết bị điện tử) có nhà máy đặt tại Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) cũng xây dựng kế hoạch tăng vốn từ 200 triệu USD lên một tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất.
Dự án đầu tư của Công ty Jabil Việt Nam với diện tích khoảng 5 ha, chuyên lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in; chế tạo mẫu khuôn nhựa chính xác và sản xuất các bản mạch công cụ; sản xuất và lắp ráp máy.
Mới đây, đại gia công nghệ IBM cũng đã quyết định xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trong khuôn viên của Đại học Quốc gia TP HCM.
Ngoài ra, luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam còn bởi một số công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Coca Cola, Cheveron, Conoco… đầu tư thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, Hong Kong.
Trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát, các thương hiệu lớn của Mỹ như KFC, Burger King, Pizza Hut, Starbucks, Coffee Bea & Tea Leaf, McDonalds đã có mặt và không ngừng lớn mạnh tại Việt Nam.