Nghề lấy mật ong rừng trên vách đá Himalaya ở Nepal là công việc nguy hiểm và cực kỳ đáng sợ bởi thợ săn ong phải đu mình trên độ cao hàng nghìn mét.Cứ mỗi năm hai lần, những người “thợ săn” mật của dân tộc Gurung ở Nepal cùng nhau hội tụ lại để đi lấy mật ong rừng trên các vách đá cheo leo ở đỉnh Himalaya.Loại mật ong mà họ tìm kiếm không giống như những loại mật bình thường mà là của loài ong mật lớn nhất thế giới - loài ong vách đá Himalaya. Loài ong đá này có tên khoa học là Apis dorsata laboriosa.Để lấy được tổ ong khổng lồ, người thợ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế để leo lên những vách núi cao hàng nghìn mét. Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ 2-3 giờ đồng hồ. Mỗi năm, người dân chỉ có hai mùa lấy mật ong.Dù không có đồ bảo hộ lao động, những người công nhân vẫn liều mình xây con đường nguy hiểm dài gần 2 km nằm trên vách núi ở Pingjiang County, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.Cảnh tượng hàng chục công nhân xây dựng không có thiết bị bảo hộ ngoài chiếc mũ cứng đội trên đầu, đang thi công con đường trên vách núi khiến nhiều người lo ngại.Họ làm việc trên giàn giáo ọp ẹp bằng gỗ được cố định vào vách núi cheo leo để tiếp tục mở rộng con đường.Công việc thót tim của những người công nhân xây dựng vẫn diễn ra hàng ngày trên những giàn giáo bằng gỗ rộng hơn 3m, cheo leo trên vách núi.Hàng ngày, ông Peng Wencai (44 tuổi) ở Trung Quốc vẫn đu mình từ độ cao 3.000 m xuống núi để nhặt rác, công việc nguy hiểm khiến nhiều người chứng kiến phải “thót tim”.Ông Peng đã duy trì công việc nguy hiểm này trong suốt 14 năm qua. Ông là nhân viên vệ sinh duy nhất chịu trách nhiệm thu gom rác thải ở khu vực Kim Đỉnh, thuộc núi Emei, tỉnh Tứ Xuyên.Sau khi được trang bị một sợi dây thừng chuyên dụng để leo núi vào năm 2008, ông tự thực hiện công việc của mình mà không cần người trợ giúp.Mỗi lần lên xuống núi, ông mất khoảng 3 tiếng, thậm chí, ông còn phải đi bộ 200 m vào sâu trong vách núi để thực hiện công việc của mình. Tổng cộng, ông Peng thu gom được 3 tấn rác thải mỗi năm ở khu vực này.
Nghề lấy mật ong rừng trên vách đá Himalaya ở Nepal là công việc nguy hiểm và cực kỳ đáng sợ bởi thợ săn ong phải đu mình trên độ cao hàng nghìn mét.
Cứ mỗi năm hai lần, những người “thợ săn” mật của dân tộc Gurung ở Nepal cùng nhau hội tụ lại để đi lấy mật ong rừng trên các vách đá cheo leo ở đỉnh Himalaya.
Loại mật ong mà họ tìm kiếm không giống như những loại mật bình thường mà là của loài ong mật lớn nhất thế giới - loài ong vách đá Himalaya. Loài ong đá này có tên khoa học là Apis dorsata laboriosa.
Để lấy được tổ ong khổng lồ, người thợ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế để leo lên những vách núi cao hàng nghìn mét. Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ 2-3 giờ đồng hồ. Mỗi năm, người dân chỉ có hai mùa lấy mật ong.
Dù không có đồ bảo hộ lao động, những người công nhân vẫn liều mình xây con đường nguy hiểm dài gần 2 km nằm trên vách núi ở Pingjiang County, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Cảnh tượng hàng chục công nhân xây dựng không có thiết bị bảo hộ ngoài chiếc mũ cứng đội trên đầu, đang thi công con đường trên vách núi khiến nhiều người lo ngại.
Họ làm việc trên giàn giáo ọp ẹp bằng gỗ được cố định vào vách núi cheo leo để tiếp tục mở rộng con đường.
Công việc thót tim của những người công nhân xây dựng vẫn diễn ra hàng ngày trên những giàn giáo bằng gỗ rộng hơn 3m, cheo leo trên vách núi.
Hàng ngày, ông Peng Wencai (44 tuổi) ở Trung Quốc vẫn đu mình từ độ cao 3.000 m xuống núi để nhặt rác, công việc nguy hiểm khiến nhiều người chứng kiến phải “thót tim”.
Ông Peng đã duy trì công việc nguy hiểm này trong suốt 14 năm qua. Ông là nhân viên vệ sinh duy nhất chịu trách nhiệm thu gom rác thải ở khu vực Kim Đỉnh, thuộc núi Emei, tỉnh Tứ Xuyên.
Sau khi được trang bị một sợi dây thừng chuyên dụng để leo núi vào năm 2008, ông tự thực hiện công việc của mình mà không cần người trợ giúp.
Mỗi lần lên xuống núi, ông mất khoảng 3 tiếng, thậm chí, ông còn phải đi bộ 200 m vào sâu trong vách núi để thực hiện công việc của mình. Tổng cộng, ông Peng thu gom được 3 tấn rác thải mỗi năm ở khu vực này.