Nuôi tôm hùm, cá mú. Vài năm gần đây, các hộ dân ở huyện đảo Lý Sơn đã rộ lên nghề nuôi trồng thủy sản như tôm hùm, cá bớp, cá mú... để đáp ứng nhu cầu hải sản cho các tỉnh miền Trung và cũng vì du lịch ngày càng phát triển.Chưa kể đến tôm hùm có giá đến 1,5 triệu đồng/kg, cộng với cá mú phục vụ du khách đến đảo quanh năm. Ngư dân nơi đây chẳng những thu hồi vốn đầu tư mà còn lãi tiền tỷ.Nuôi cá bớp. Món đặc sản nổi tiếng vùng huyện đảo này có giá 155.000 đồng /kg. Sau 10 tháng nuôi, mỗi con cá bớp thu hoạch có thể đạt từ 7 đến 9 kg, tùy theo thời điểm, mỗi ký cá bớp có giá từ 100.000 đồng trở lên là có thể thu về lãi lớn khoảng 500 triệu/năm.Nghề ăn theo du lịch. Từ khi giới trẻ kéo nhau đến đây thì huyện đảo này lại phát triển thêm ngành nghề du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhiều nhà dân đã đầu tư tiền tỷ để xây nhà hàng khách sạn. Lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp không khói này phải nói là “1 vốn 4 lời”.Từ các khách sạn có “sao” đến các nhà nghỉ bình dân; các dịch vụ ẩm thực, dịch vụ xe đưa đón, taxi... hầu như có cả. Giá phòng nghỉ bình dân hiện tại trên đảo Lý Sơn ở mức 200.000 - 500.000 đồng/ đêm tùy theo tiện nghi, diện tích; giá phòng nghỉ hạng sang từ 700.000 - 900.000 đồng/ đêm.Ngoài dịch vụ nhà hàng khách sạn thì Lý Sơn còn có các dịch vụ tăng nhanh như đưa đón khách bằng ô tô, mô tô; nhà hàng, khách sạn, khu ăn uống, các ki ốt bán đồ lưu niệm.Khai thác rau chân vịt. Nghề đơn giản này đã mang lại nguồn thu nhập cho ngư dân Lý Sơn mỗi chuyến ra khơi. Rau sống cách mặt nước từ 1-5m, bám sát bề mặt rặng đá hay san hô. Mỗi khi thủy triều rút thì người dân vùng biển Lý Sơn lại mang rổ để đi cào, cắt rau câu chân vịt nhỏ mang về chế biến làm thức ăn hoặc bán.Giá bán rau câu chân vịt tươi thô (chưa loại bỏ tạp chất) tại đảo hiện khoảng 20.000 đồng/kg, còn sau khi đã phơi khô khoảng 100.000 đồng/kg.Với mỗi chuyến đi kéo dài từ 15-20 ngày, số lượng thuyền viên đi cùng từ 5-7 người/tàu, số lượng rau câu chân vịt khai thác được từ 4-8 tấn/tàu/chuyến, sau khi trừ chi phí số tiền từ rau câu chân vịt mang về cho ngư dân đất đảo khoảng 150-200 triệu đồng/tàu/chuyến.Thu hoạch rau câu nhỏ. Dù chỉ là làm thêm, hoặc tận dụng thời gian rảnh rỗi thế nhưng số tiền thu về từ việc thu hoạch rau câu nhỏ của hàng trăm người dân Lý Sơn cũng được mỗi buổi từ 150.000-300.000 đồng/người.Rau câu là loại dài hơn và thân thì nhỏ chỉ bằng 1/3 so với rau chân vịt. Loại rau câu nhỏ này dùng để chế biến làm xu xoa(sương sa). Việc thu hoạch rau câu nhỏ ở vùng ven bờ của đại đa số người dân trên đảo chủ yếu diễn ra vào mùa hè, khi nước triều rút.Giá mua hiện giờ của rau câu từ 20.000 đồng/tươi, đắt gấp đôi so với trước đó, việc thu hoạch rau câu nhỏ đã mang về cho hàng trăm người dân, chủ yếu là phụ nữ trên đảo.
Nuôi tôm hùm, cá mú. Vài năm gần đây, các hộ dân ở huyện đảo Lý Sơn đã rộ lên nghề nuôi trồng thủy sản như tôm hùm, cá bớp, cá mú... để đáp ứng nhu cầu hải sản cho các tỉnh miền Trung và cũng vì du lịch ngày càng phát triển.
Chưa kể đến tôm hùm có giá đến 1,5 triệu đồng/kg, cộng với cá mú phục vụ du khách đến đảo quanh năm. Ngư dân nơi đây chẳng những thu hồi vốn đầu tư mà còn lãi tiền tỷ.
Nuôi cá bớp. Món đặc sản nổi tiếng vùng huyện đảo này có giá 155.000 đồng /kg. Sau 10 tháng nuôi, mỗi con cá bớp thu hoạch có thể đạt từ 7 đến 9 kg, tùy theo thời điểm, mỗi ký cá bớp có giá từ 100.000 đồng trở lên là có thể thu về lãi lớn khoảng 500 triệu/năm.
Nghề ăn theo du lịch. Từ khi giới trẻ kéo nhau đến đây thì huyện đảo này lại phát triển thêm ngành nghề du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhiều nhà dân đã đầu tư tiền tỷ để xây nhà hàng khách sạn. Lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp không khói này phải nói là “1 vốn 4 lời”.
Từ các khách sạn có “sao” đến các nhà nghỉ bình dân; các dịch vụ ẩm thực, dịch vụ xe đưa đón, taxi... hầu như có cả. Giá phòng nghỉ bình dân hiện tại trên đảo Lý Sơn ở mức 200.000 - 500.000 đồng/ đêm tùy theo tiện nghi, diện tích; giá phòng nghỉ hạng sang từ 700.000 - 900.000 đồng/ đêm.
Ngoài dịch vụ nhà hàng khách sạn thì Lý Sơn còn có các dịch vụ tăng nhanh như đưa đón khách bằng ô tô, mô tô; nhà hàng, khách sạn, khu ăn uống, các ki ốt bán đồ lưu niệm.
Khai thác rau chân vịt. Nghề đơn giản này đã mang lại nguồn thu nhập cho ngư dân Lý Sơn mỗi chuyến ra khơi. Rau sống cách mặt nước từ 1-5m, bám sát bề mặt rặng đá hay san hô. Mỗi khi thủy triều rút thì người dân vùng biển Lý Sơn lại mang rổ để đi cào, cắt rau câu chân vịt nhỏ mang về chế biến làm thức ăn hoặc bán.
Giá bán rau câu chân vịt tươi thô (chưa loại bỏ tạp chất) tại đảo hiện khoảng 20.000 đồng/kg, còn sau khi đã phơi khô khoảng 100.000 đồng/kg.
Với mỗi chuyến đi kéo dài từ 15-20 ngày, số lượng thuyền viên đi cùng từ 5-7 người/tàu, số lượng rau câu chân vịt khai thác được từ 4-8 tấn/tàu/chuyến, sau khi trừ chi phí số tiền từ rau câu chân vịt mang về cho ngư dân đất đảo khoảng 150-200 triệu đồng/tàu/chuyến.
Thu hoạch rau câu nhỏ. Dù chỉ là làm thêm, hoặc tận dụng thời gian rảnh rỗi thế nhưng số tiền thu về từ việc thu hoạch rau câu nhỏ của hàng trăm người dân Lý Sơn cũng được mỗi buổi từ 150.000-300.000 đồng/người.
Rau câu là loại dài hơn và thân thì nhỏ chỉ bằng 1/3 so với rau chân vịt. Loại rau câu nhỏ này dùng để chế biến làm xu xoa(sương sa). Việc thu hoạch rau câu nhỏ ở vùng ven bờ của đại đa số người dân trên đảo chủ yếu diễn ra vào mùa hè, khi nước triều rút.
Giá mua hiện giờ của rau câu từ 20.000 đồng/tươi, đắt gấp đôi so với trước đó, việc thu hoạch rau câu nhỏ đã mang về cho hàng trăm người dân, chủ yếu là phụ nữ trên đảo.