Theo tin từ các nhà nghiên cứu dịch bệnh Ebola, bệnh nhân đầu tiên phát tán Ebola rất có thể là một bé 2 tuổi tại một ngôi làng ở Guéckédou, Guinea. Em bé này đã chết ngày 6/12 năm ngoái. Rất nhanh sau đó, gia đình của bé và các y tá, bác sĩ đều chết sau hàng loạt triệu chứng sốt, nôn mửa và tiêu chảy khó hiểu. Dịch bệnh Ebola chỉ được nhận diện 3 tháng sau đó.
Ngày 6/8/2014, Bộ Y tế Guinea công bố có tổng cộng 495 bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola (EVD), trong đó có 367 trường hợp tử vong.
Việc bùng phát Ebola ở Guinea khiến không ít người tò mò về thực trạng cuộc sống người dân của đất nước này trước khi dịch bệnh xảy ra.
Ít ai biết rằng, Guinea là một quốc gia giàu có về tài nguyên khoáng sản Guinea có một nguồn bô xít (bauxite) lớn, cung cấp lượng nhôm khổng lồ.
Tuy nhiên, Guinea lại là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Hơn một nửa dân số Guinea sống dưới mức nghèo khổ và khoảng 20% sống trong nghèo đói cùng cực. An ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở trẻ em đang lan tràn.
Trong những năm 1990, Guinea đã có một giai đoạn ổn định và tăng trưởng kinh tế, chủ yếu do khai thác mỏ và nông nghiệp, dẫn đến sự cải thiện đáng kể mức độ đói nghèo. Tuy nhiên kể từ năm 2000, Guinea đã bị ảnh hưởng bởi một loạt các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và quản trị, dẫn đến tình hình kinh tế-xã hội xấu đi.
Tình trạng này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người nghèo ở Guinea. Đói nghèo đã xâm lấn các khu vực nông thôn ở Guinea, nơi có khoảng 63% dân số là người nghèo, so với 30% dân số đô thị.
Những người nông dân ở Guinea ít tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nên ít có cơ hội kiếm thêm các khoản thu nhập khác ngoài nông nghiệp. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng gần như không tồn tại và các dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng nông thôn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch vẫn còn vô cùng thiếu thốn.
Thanh niên, chiếm gần một nửa dân số của Guinea, lại được coi là nhóm đặc biệt dễ bị nghèo đói. Họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, điều này đẩy họ rời khỏi khu vực nông thôn và đôi khi, dẫn đến một số trường hợp nợ nần chồng chất.
Theo tin từ các nhà nghiên cứu dịch bệnh Ebola, bệnh nhân đầu tiên phát tán Ebola rất có thể là một bé 2 tuổi tại một ngôi làng ở Guéckédou, Guinea. Em bé này đã chết ngày 6/12 năm ngoái. Rất nhanh sau đó, gia đình của bé và các y tá, bác sĩ đều chết sau hàng loạt triệu chứng sốt, nôn mửa và tiêu chảy khó hiểu. Dịch bệnh Ebola chỉ được nhận diện 3 tháng sau đó.
Ngày 6/8/2014, Bộ Y tế Guinea công bố có tổng cộng 495 bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola (EVD), trong đó có 367 trường hợp tử vong.
Việc bùng phát Ebola ở Guinea khiến không ít người tò mò về thực trạng cuộc sống người dân của đất nước này trước khi dịch bệnh xảy ra.
Ít ai biết rằng, Guinea là một quốc gia giàu có về tài nguyên khoáng sản Guinea có một nguồn bô xít (bauxite) lớn, cung cấp lượng nhôm khổng lồ.
Tuy nhiên, Guinea lại là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Hơn một nửa dân số Guinea sống dưới mức nghèo khổ và khoảng 20% sống trong nghèo đói cùng cực. An ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở trẻ em đang lan tràn.
Trong những năm 1990, Guinea đã có một giai đoạn ổn định và tăng trưởng kinh tế, chủ yếu do khai thác mỏ và nông nghiệp, dẫn đến sự cải thiện đáng kể mức độ đói nghèo. Tuy nhiên kể từ năm 2000, Guinea đã bị ảnh hưởng bởi một loạt các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và quản trị, dẫn đến tình hình kinh tế-xã hội xấu đi.
Tình trạng này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người nghèo ở Guinea. Đói nghèo đã xâm lấn các khu vực nông thôn ở Guinea, nơi có khoảng 63% dân số là người nghèo, so với 30% dân số đô thị.
Những người nông dân ở Guinea ít tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nên ít có cơ hội kiếm thêm các khoản thu nhập khác ngoài nông nghiệp. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng gần như không tồn tại và các dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng nông thôn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch vẫn còn vô cùng thiếu thốn.
Thanh niên, chiếm gần một nửa dân số của Guinea, lại được coi là nhóm đặc biệt dễ bị nghèo đói. Họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, điều này đẩy họ rời khỏi khu vực nông thôn và đôi khi, dẫn đến một số trường hợp nợ nần chồng chất.