Sân bay Long Thành là dự án sân bay lớn nhất Việt Nam tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Công trình này rộng 5000 ha, trải rộng trên địa bàn của 6 xã. Dự án chia thành 3 giai đoạn và tổng chi phí cho một giai đoạn của sân bay đến 164,589 tỉ đồng.Sân bay Long Thành khi hoàn thiện sẽ có nhà ga cảng hàng không lớn nhất thế giới. Nhà ga đang được đề xuất 3 phương án: mái nhà ga cách điệu hình lá cọ, hình hoa sen và nội thất tre.Nhà ga bông sen. Thiết kế nhà ga được lấy ý tưởng từ hình ảnh cách điệu của bông sen đặc trưng của văn hóa Việt. Bản thiết kế này được đảm nhiệm bởi một công ty Hàn Quốc, công ty này đã từng thiết kế sân bay Incheon, sân vận động Olympic, tòa Kangnam tại Hàn.Phương án này được đánh giá khá phù hợp với người Việt bởi thể hiện được biểu tượng của nước Việt Nam. Hơn nữa, nó cũng đảm bảo được sự liên kết và vận hành của các bộ phận sân bay.Nhà ga hình lá cọ. Lấy ý tưởng từ đặc trưng văn hóa đồng quê sông nước của Việt Nam. Thiết kế này được 3 công ty liên doanh Việt Nam, Nhật Bản và Singapore thiết kế.Nhóm này đã từng thiết kế nhiều công trình lớn trên thế giới như Changi (Singapore); nhà ga hành khách T2, sân bay quốc tế Phú Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)...Thiết kế này có phần mái phủ bao che công trình. Đặc biệt là bên trong, các quầy hàng được thiết kế như những con thuyền lướt trên sông của các vùng Nam Bộ. Bản thiết kế này kết hợp những mảng thiên nhiên xanh với cảnh quan nội thất. Vật liệu sử dụng cũng được lựa chọn gần gũi thân thiện thiên nhiên.Nhà ga với nội thất tre. Bản thiết kế này được công ty Nhật và Pháp đảm nhiệm. Đây là đơn vị thiết kế sân bay Nội Bài, một số sảnh nhà ga của sân bay quốc tế Dubai.Phương án dùng nội thất bằng tre khá được lòng nhiều người bởi nó phù hợp với văn hóa Việt Nam và tận dụng được vật liệu thiên nhiên thân thiện môi trường. Kết cấu tre sẽ được đan xem trong toàn bộ không gian công cộng như sảnh ga đi, khu dịch vụ, khu Duty Free, phòng chờ…
Sân bay Long Thành là dự án sân bay lớn nhất Việt Nam tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Công trình này rộng 5000 ha, trải rộng trên địa bàn của 6 xã. Dự án chia thành 3 giai đoạn và tổng chi phí cho một giai đoạn của sân bay đến 164,589 tỉ đồng.
Sân bay Long Thành khi hoàn thiện sẽ có nhà ga cảng hàng không lớn nhất thế giới. Nhà ga đang được đề xuất 3 phương án: mái nhà ga cách điệu hình lá cọ, hình hoa sen và nội thất tre.
Nhà ga bông sen. Thiết kế nhà ga được lấy ý tưởng từ hình ảnh cách điệu của bông sen đặc trưng của văn hóa Việt. Bản thiết kế này được đảm nhiệm bởi một công ty Hàn Quốc, công ty này đã từng thiết kế sân bay Incheon, sân vận động Olympic, tòa Kangnam tại Hàn.
Phương án này được đánh giá khá phù hợp với người Việt bởi thể hiện được biểu tượng của nước Việt Nam. Hơn nữa, nó cũng đảm bảo được sự liên kết và vận hành của các bộ phận sân bay.
Nhà ga hình lá cọ. Lấy ý tưởng từ đặc trưng văn hóa đồng quê sông nước của Việt Nam. Thiết kế này được 3 công ty liên doanh Việt Nam, Nhật Bản và Singapore thiết kế.
Nhóm này đã từng thiết kế nhiều công trình lớn trên thế giới như Changi (Singapore); nhà ga hành khách T2, sân bay quốc tế Phú Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)...
Thiết kế này có phần mái phủ bao che công trình. Đặc biệt là bên trong, các quầy hàng được thiết kế như những con thuyền lướt trên sông của các vùng Nam Bộ. Bản thiết kế này kết hợp những mảng thiên nhiên xanh với cảnh quan nội thất. Vật liệu sử dụng cũng được lựa chọn gần gũi thân thiện thiên nhiên.
Nhà ga với nội thất tre. Bản thiết kế này được công ty Nhật và Pháp đảm nhiệm. Đây là đơn vị thiết kế sân bay Nội Bài, một số sảnh nhà ga của sân bay quốc tế Dubai.
Phương án dùng nội thất bằng tre khá được lòng nhiều người bởi nó phù hợp với văn hóa Việt Nam và tận dụng được vật liệu thiên nhiên thân thiện môi trường. Kết cấu tre sẽ được đan xem trong toàn bộ không gian công cộng như sảnh ga đi, khu dịch vụ, khu Duty Free, phòng chờ…