Ông Nguyễn Văn Toản (57 tuổi, người dân địa phương thường gọi là nghệ nhân Năm Thoại) ở ấp 4, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã sản xuất được hàng chục con kiểng gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán 2017. Loại cây kiểng hình thú đặc biệt này được làm từ cây bông trang có tuổi thọ cao nên được bán với giá hàng trăm triệu đồng mỗi cặp. Ảnh: Dân Việt.“Kiểng gà này rất đặc biệt, thay vì làm từ cây tắc (quất), cây si hay cây sanh như các nơi khác thì tôi làm từ cây bông trang. Trong đó, có rất nhiều cây lâu năm, có cây có tuổi thọ từ 20 năm đến trên 70 năm” – nghệ nhân Năm Thoại chia sẻ trên Dân Việt. Ảnh: Dân Việt.Theo nghệ nhân Năm Thoại, cây bông trang khó tìm mua về làm kiểng, nhất là đối với loại cây lớn có tuổi thọ lâu năm nên giá bán ra của loại kiểng thú này cũng cao, thuộc dạng quý hiếm. Cụ thể là khoảng 100 triệu đồng/cặp đối với kiểng gà loại nhỏ và 150 triệu đồng/cặp đối với loại lớn. Riêng đàn gà con (trên 10 con) cũng có giá khoảng 75 triệu đồng. Ảnh: Dân Việt.Những cây sứ qua bàn tay chăm sóc, tạo hình của nghệ nhân đã trở thành nhiều những tác phẩm bonsai hình thú cực độc có giá lên tới cả triệu đồng. Ảnh: KTSG.Chậu cây sứ hình thú của nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng trưng bày tại hội hoa xuân 2015. Trung bình, nghệ nhân mất từ 6 tháng đến cả năm để hoàn thành những tác phẩm cầu kỳ này. Ảnh: KTSG.Cây kiểng hình thú chơi Tết là một trong những mặt hàng "hái ra tiền" cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trung bình, những cây kiểng hình thú có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy độ cầu kỳ tạo hình và kích thước. Ảnh: Báo Đồng Khởi.Một cặp kiểng ngựa được tạo hình từ cây quất (hay còn được gọi là tắc) được rao bán với giá 3-4 triệu đồng. Ảnh: Zing.Cầu kỳ hơn, kiểng hình rồng "ngốn" vài tháng chăm sóc, tạo hình của nhà vườn được rao giá từ 3-7 triệu đồng. Ảnh: Internet.Trong hình là vườn kiểng thú 12 con giáp (rồng, dê...) của ông Nguyễn Văn Công tại ấp Phú Long. Một số cây kiểng hình thú của ông đã xuất khẩu sang Singapore, Úc. Ảnh: SGTT.Đặc biệt, những cây kiểng hình con thú của năm mới bao giờ cũng có giá "chát" hơn vì biểu tượng cho tiền tài, may mắn của năm mới.Quất cảnh tạo hình khỉ khiến nhiều người tò mò, quan tâm. Nghệ nhân Nguyễn Văn Vị (ở xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đã sáng tạo cây quất cảnh khỉ “Tề thiên". Chậu kiểng khỉ có chiều cao gần 1 mét tốn khoảng 10 chậu quất cảnh.Những cây quất sẽ được uốn, tạo hình dáng của khỉ. Mặt nạ khỉ "Tề Thiên" gắn một mặt để tạo độ sinh động cho chậu cảnh. Giá mỗi cặp quất cảnh hình khỉ được bán với giá 2,5 triệu đồng. Ảnh: Lao Động.Cầu kỳ và có phần sinh động hơn là cây quất cảnh hình khỉ của gia đình ông Võ Văn Phí (ngụ xã Hưng Khánh Trung B). Cây cảnh được uốn thành hình khỉ dáng ngồi độc, lạ. Giá cây quất "độc nhất vô nhị" này là 4 triệu đồng. Ảnh: Dân Việt.Cá chép hóa rồng, một hình kiểng độc đáo thu hút khá đông khách đặt mua để cúng ông Táo.
Ông Nguyễn Văn Toản (57 tuổi, người dân địa phương thường gọi là nghệ nhân Năm Thoại) ở ấp 4, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã sản xuất được hàng chục con kiểng gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán 2017. Loại cây kiểng hình thú đặc biệt này được làm từ cây bông trang có tuổi thọ cao nên được bán với giá hàng trăm triệu đồng mỗi cặp. Ảnh: Dân Việt.
“Kiểng gà này rất đặc biệt, thay vì làm từ cây tắc (quất), cây si hay cây sanh như các nơi khác thì tôi làm từ cây bông trang. Trong đó, có rất nhiều cây lâu năm, có cây có tuổi thọ từ 20 năm đến trên 70 năm” – nghệ nhân Năm Thoại chia sẻ trên Dân Việt. Ảnh: Dân Việt.
Theo nghệ nhân Năm Thoại, cây bông trang khó tìm mua về làm kiểng, nhất là đối với loại cây lớn có tuổi thọ lâu năm nên giá bán ra của loại kiểng thú này cũng cao, thuộc dạng quý hiếm. Cụ thể là khoảng 100 triệu đồng/cặp đối với kiểng gà loại nhỏ và 150 triệu đồng/cặp đối với loại lớn. Riêng đàn gà con (trên 10 con) cũng có giá khoảng 75 triệu đồng. Ảnh: Dân Việt.
Những cây sứ qua bàn tay chăm sóc, tạo hình của nghệ nhân đã trở thành nhiều những tác phẩm bonsai hình thú cực độc có giá lên tới cả triệu đồng. Ảnh: KTSG.
Chậu cây sứ hình thú của nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng trưng bày tại hội hoa xuân 2015. Trung bình, nghệ nhân mất từ 6 tháng đến cả năm để hoàn thành những tác phẩm cầu kỳ này. Ảnh: KTSG.
Cây kiểng hình thú chơi Tết là một trong những mặt hàng "hái ra tiền" cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trung bình, những cây kiểng hình thú có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy độ cầu kỳ tạo hình và kích thước. Ảnh: Báo Đồng Khởi.
Một cặp kiểng ngựa được tạo hình từ cây quất (hay còn được gọi là tắc) được rao bán với giá 3-4 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Cầu kỳ hơn, kiểng hình rồng "ngốn" vài tháng chăm sóc, tạo hình của nhà vườn được rao giá từ 3-7 triệu đồng. Ảnh: Internet.
Trong hình là vườn kiểng thú 12 con giáp (rồng, dê...) của ông Nguyễn Văn Công tại ấp Phú Long. Một số cây kiểng hình thú của ông đã xuất khẩu sang Singapore, Úc. Ảnh: SGTT.
Đặc biệt, những cây kiểng hình con thú của năm mới bao giờ cũng có giá "chát" hơn vì biểu tượng cho tiền tài, may mắn của năm mới.
Quất cảnh tạo hình khỉ khiến nhiều người tò mò, quan tâm. Nghệ nhân Nguyễn Văn Vị (ở xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đã sáng tạo cây quất cảnh khỉ “Tề thiên". Chậu kiểng khỉ có chiều cao gần 1 mét tốn khoảng 10 chậu quất cảnh.
Những cây quất sẽ được uốn, tạo hình dáng của khỉ. Mặt nạ khỉ "Tề Thiên" gắn một mặt để tạo độ sinh động cho chậu cảnh. Giá mỗi cặp quất cảnh hình khỉ được bán với giá 2,5 triệu đồng. Ảnh: Lao Động.
Cầu kỳ và có phần sinh động hơn là cây quất cảnh hình khỉ của gia đình ông Võ Văn Phí (ngụ xã Hưng Khánh Trung B). Cây cảnh được uốn thành hình khỉ dáng ngồi độc, lạ. Giá cây quất "độc nhất vô nhị" này là 4 triệu đồng. Ảnh: Dân Việt.
Cá chép hóa rồng, một hình kiểng độc đáo thu hút khá đông khách đặt mua để cúng ông Táo.