Hai xã biên giới Vĩnh Xương và Phú Lộc của thị xã Tân Châu (An Giang) được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản có tiếng vào mùa lũ. Năm nay, con nước về muộn và ít, để mưu sinh, người dân vẫn xuống ghe đi giăng câu, giăng lưới.Anh Phạm Văn Tùng (ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc) có gần 10 năm làm nghề đánh bắt thủy sản trong mùa nước lũ cho biết, nước mới bắt đầu về khoảng 1 tuần qua. Theo đó, mỗi ngày từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, vợ chồng anh rong ruổi cùng chiếc xuồng nhỏ bơi vào các cánh đồng để giăng lưới.“Năm nay tháng 9 mới có nước, vợ chồng tôi đi giăng lưới cá dính cũng ít, mỗi ngày chỉ hơn chục ký. Chủ yếu là dính cá linh, cá chạch. Vợ chồng tôi giăng lưới đến khi nào tới nước xuống khô đồng mới nghỉ. Tiền bán cá, chỉ đủ sống và cho con ăn học” – anh Tùng chia sẻ.Cũng như anh Tùng, nhiều người dân sống với nghề truyền thống này cho biết, ngoài giăng lưới, giăng câu, bà con nơi đây còn đặt lợp, hái bông điên điển trên những cánh đồng nước mới lên. Tuy lượng cá, bông thu được ít nhưng phần nào giải quyết được lao động nhàn rỗi.Người dân mang những chiến lợi phẩm ít ỏi có được lên chợ bán, kiếm tiền nuôi con ăn học.Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc nói: “Năm nào cũng vậy, thời gian này, các hộ dân nơi đây đều chuẩn bị phương tiện, dụng cụ khai tác thủy sản.Thế nhưng, do lũ về muộn và nhỏ làm nguồn thủy sản thiên nhiên ban tặng không còn nhiều, kéo theo đó là cuộc sống người dân hết sức khó khăn”.
Hai xã biên giới Vĩnh Xương và Phú Lộc của thị xã Tân Châu (An Giang) được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản có tiếng vào mùa lũ. Năm nay, con nước về muộn và ít, để mưu sinh, người dân vẫn xuống ghe đi giăng câu, giăng lưới.
Anh Phạm Văn Tùng (ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc) có gần 10 năm làm nghề đánh bắt thủy sản trong mùa nước lũ cho biết, nước mới bắt đầu về khoảng 1 tuần qua. Theo đó, mỗi ngày từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, vợ chồng anh rong ruổi cùng chiếc xuồng nhỏ bơi vào các cánh đồng để giăng lưới.
“Năm nay tháng 9 mới có nước, vợ chồng tôi đi giăng lưới cá dính cũng ít, mỗi ngày chỉ hơn chục ký. Chủ yếu là dính cá linh, cá chạch. Vợ chồng tôi giăng lưới đến khi nào tới nước xuống khô đồng mới nghỉ. Tiền bán cá, chỉ đủ sống và cho con ăn học” – anh Tùng chia sẻ.
Cũng như anh Tùng, nhiều người dân sống với nghề truyền thống này cho biết, ngoài giăng lưới, giăng câu, bà con nơi đây còn đặt lợp, hái bông điên điển trên những cánh đồng nước mới lên. Tuy lượng cá, bông thu được ít nhưng phần nào giải quyết được lao động nhàn rỗi.
Người dân mang những chiến lợi phẩm ít ỏi có được lên chợ bán, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc nói: “Năm nào cũng vậy, thời gian này, các hộ dân nơi đây đều chuẩn bị phương tiện, dụng cụ khai tác thủy sản.
Thế nhưng, do lũ về muộn và nhỏ làm nguồn thủy sản thiên nhiên ban tặng không còn nhiều, kéo theo đó là cuộc sống người dân hết sức khó khăn”.