Máy bay rơi ở Indonesia của hãng Trigana Air là một trong những biến thể của ATR 42, một loại máy bay chở khách cấp vùng chặng ngắn hai động cơ tuốc bin cánh quạt, được chế tạo tại Pháp bởi hãng ATR.Dòng máy bay ATR 42 được cất cánh lần đầu năm 1984 và có chuyến bay thương mại đầu tiên diễn ra tháng 12/1985.Khoảng 400 chiếc máy bay thế hệ đầu tiên của ATR 42 đã được đặt hàng bởi các hãng hàng không trên toàn thế giới.Chiếc ATR42-300 đầu tiên được sản xuất năm 1981 và ngừng sản xuất kể từ năm 1996. Như vậy, chiếc máy bay Indonesia rơi của hãng Trigana Air đã hoạt động ít nhất 20 năm.Số lượng chỗ ngồi tiêu chuẩn trên máy bay dao động từ 44 – 50 hành khách. Trọng lượng cất cánh tối đa là 16.700 kg.Buồng lái của máy bay ATR42-300.Sau nhiều năm hoạt động, chiếc ATR42 đã gặp tới 48 sự cố kể từ năm 1987, với 35 vụ trong số này được xác định là "tai nạn hàng không".Trong ngày 15/10/1987, chiếc ATR 42-300 của hãng Aero Trasporti Italiani (ATI) đã rơi xuống vùng Conca di Crezzo, Italy khi đang bay tới Cologne, Đức, làm toàn bộ 37 người trên máy bay thiệt mạng.Năm 2008 cũng từng xảy ra một vụ thuộc diện chết chóc nhất trong lịch sử ATR 42-300. Đó là chuyến bay nội địa của Venezuela, đâm vào sườn núi khi đang hành trình từ Merida tới Caracas khiến 46 người gồm 43 hành khách và 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.Ngày 11/2/2010, chiếc ATR42-300 mã hiệu 168 của Trigana Air rơi xuống một ruộng lúa ở Bone, Indonesia sau khi hỏng động cơ. Hai người bị thương nặng sau sự cố.Ngày 19/10/2013, chiếc ATR 42-300 của hãng Air Niugini bị cháy động cơ khi đang chạy đà trên đường băng để cất cánh rời khỏi sân bay Madang, Papua New Guinea. Máy bay đã chạy quá sân bay và lao vào một mương nước. Ba thành viên phi hành đoàn chỉ bị thương, nhưng chiếc ATR thì hư hỏng hoàn toàn.
Máy bay rơi ở Indonesia của hãng Trigana Air là một trong những biến thể của ATR 42, một loại máy bay chở khách cấp vùng chặng ngắn hai động cơ tuốc bin cánh quạt, được chế tạo tại Pháp bởi hãng ATR.
Dòng máy bay ATR 42 được cất cánh lần đầu năm 1984 và có chuyến bay thương mại đầu tiên diễn ra tháng 12/1985.
Khoảng 400 chiếc máy bay thế hệ đầu tiên của ATR 42 đã được đặt hàng bởi các hãng hàng không trên toàn thế giới.
Chiếc ATR42-300 đầu tiên được sản xuất năm 1981 và ngừng sản xuất kể từ năm 1996. Như vậy, chiếc máy bay Indonesia rơi của hãng Trigana Air đã hoạt động ít nhất 20 năm.
Số lượng chỗ ngồi tiêu chuẩn trên máy bay dao động từ 44 – 50 hành khách. Trọng lượng cất cánh tối đa là 16.700 kg.
Buồng lái của máy bay ATR42-300.
Sau nhiều năm hoạt động, chiếc ATR42 đã gặp tới 48 sự cố kể từ năm 1987, với 35 vụ trong số này được xác định là "tai nạn hàng không".
Trong ngày 15/10/1987, chiếc ATR 42-300 của hãng Aero Trasporti Italiani (ATI) đã rơi xuống vùng Conca di Crezzo, Italy khi đang bay tới Cologne, Đức, làm toàn bộ 37 người trên máy bay thiệt mạng.
Năm 2008 cũng từng xảy ra một vụ thuộc diện chết chóc nhất trong lịch sử ATR 42-300. Đó là chuyến bay nội địa của Venezuela, đâm vào sườn núi khi đang hành trình từ Merida tới Caracas khiến 46 người gồm 43 hành khách và 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Ngày 11/2/2010, chiếc ATR42-300 mã hiệu 168 của Trigana Air rơi xuống một ruộng lúa ở Bone, Indonesia sau khi hỏng động cơ. Hai người bị thương nặng sau sự cố.
Ngày 19/10/2013, chiếc ATR 42-300 của hãng Air Niugini bị cháy động cơ khi đang chạy đà trên đường băng để cất cánh rời khỏi sân bay Madang, Papua New Guinea. Máy bay đã chạy quá sân bay và lao vào một mương nước. Ba thành viên phi hành đoàn chỉ bị thương, nhưng chiếc ATR thì hư hỏng hoàn toàn.