Gần đây nhất là vụ tai nạn máy bay do va chạm với hàng nghìn chú ong. Một chiếc máy bay chở khách Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya bị đàn ong hàng nghìn con hung dữ tấn công khi đang di chuyển trên đường băng tại sân bay Vnukovo ở Moscow, Nga. Sự việc đã khiến chuyến bay bị trì hoãn khoảng 1 giờ.Trước đó tháng 4/2015, một chuyến bay của hãng hàng không Allegiant Air không thể cất cánh bởi đàn ong khổng lồ đậu kín kính chắn gió và sau đó chui vào các động cơ của máy bay.Hành khách trên máy bay của hãng hàng không Qantas, Australia từng được phen kinh ngạc chứng kiến cảnh con rắn 3m cố bám trên cánh máy bay suốt 2 giờ.Một con chim lao vào động cơ chuyến bay mang số hiệu 1063 của hãng hàng không Delta của Mỹ. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp sau khi bị chim tấn công vì khói tràn đầy cabin.Một trực thăng Black Hawk hư hại do đâm phải một con sếu. Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) ước tính tai nạn do máy bay va chạm với chim khiến Mỹ thiệt hại 400 triệu USD hàng năm (gồm chi phí sửa chữa và những khoản lỗ do máy bay hư không thể tiếp tục hoạt động), khiến hơn 200 người thiệt mạng kể từ năm 1988.Chuyến bay số hiệu 1549 của hãng US Airways từng gặp sự cố bởi một đàn ngỗng hồi tháng 1/2009. Khoảng 3 phút sau khi phi cơ cất cánh, một đàn ngỗng bay ngang qua máy bay và một số con lao vào cả 2 bên động cơ gây hư hại. Cơ trưởng xác định máy bay không thể tiếp tục bay đến bất kỳ sân bay nào gần đó, nên chọn địa điểm hạ cánh khẩn cấp là sông Hudson.Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng.Ngày 4/1/2009, một trực thăng Sikorsky S-76 đâm phải một con chim ưng đuôi đỏ khi đang bay tại bang Louisana (Mỹ). Chim ưng lao vào kính chắn gió của trực thăng ở vị trí bên phải phi công. Vụ va chạm khiến phần kính bị vỡ, dẫn đến hàng loạt sự cố khiến máy bay mất năng lượng và rơi xuống một đầm lầy. Vụ tai nạn khiến 8 trong số 9 người trên trực thăng thiệt mạng, hành khách còn lại bị thương rất nặng.Tháng 8/2012, chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không United Airlines đã va chạm với một chú chim khi đang hạ cánh xuống sân bay quốc tế Denver, Mỹ. Vụ tai nạn hi hữu này đã khiến chiếc máy bay chở khách hiện đại bị thủng một lỗ rất to ở phần mũi.Hồi tháng 11/2014, một chiếc máy bay của hãng SpiceJet (Ấn Độ) đã đâm trúng một con trâu khi trên đường cất cánh rời khỏi thành phố Surat. Rất may, không có hành khách nào bị thương. Vụ va chạm đã khiến chiếc máy bay Boeing 737-800 bị hỏng hóc đáng kể. Trong khi đó, con trâu cũng đã chết ngay tại chỗ.
Gần đây nhất là vụ tai nạn máy bay do va chạm với hàng nghìn chú ong. Một chiếc máy bay chở khách Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya bị đàn ong hàng nghìn con hung dữ tấn công khi đang di chuyển trên đường băng tại sân bay Vnukovo ở Moscow, Nga. Sự việc đã khiến chuyến bay bị trì hoãn khoảng 1 giờ.
Trước đó tháng 4/2015, một chuyến bay của hãng hàng không Allegiant Air không thể cất cánh bởi đàn ong khổng lồ đậu kín kính chắn gió và sau đó chui vào các động cơ của máy bay.
Hành khách trên máy bay của hãng hàng không Qantas, Australia từng được phen kinh ngạc chứng kiến cảnh con rắn 3m cố bám trên cánh máy bay suốt 2 giờ.
Một con chim lao vào động cơ chuyến bay mang số hiệu 1063 của hãng hàng không Delta của Mỹ. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp sau khi bị chim tấn công vì khói tràn đầy cabin.
Một trực thăng Black Hawk hư hại do đâm phải một con sếu. Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) ước tính tai nạn do máy bay va chạm với chim khiến Mỹ thiệt hại 400 triệu USD hàng năm (gồm chi phí sửa chữa và những khoản lỗ do máy bay hư không thể tiếp tục hoạt động), khiến hơn 200 người thiệt mạng kể từ năm 1988.
Chuyến bay số hiệu 1549 của hãng US Airways từng gặp sự cố bởi một đàn ngỗng hồi tháng 1/2009. Khoảng 3 phút sau khi phi cơ cất cánh, một đàn ngỗng bay ngang qua máy bay và một số con lao vào cả 2 bên động cơ gây hư hại. Cơ trưởng xác định máy bay không thể tiếp tục bay đến bất kỳ sân bay nào gần đó, nên chọn địa điểm hạ cánh khẩn cấp là sông Hudson.
Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng.
Ngày 4/1/2009, một trực thăng Sikorsky S-76 đâm phải một con chim ưng đuôi đỏ khi đang bay tại bang Louisana (Mỹ). Chim ưng lao vào kính chắn gió của trực thăng ở vị trí bên phải phi công. Vụ va chạm khiến phần kính bị vỡ, dẫn đến hàng loạt sự cố khiến máy bay mất năng lượng và rơi xuống một đầm lầy. Vụ tai nạn khiến 8 trong số 9 người trên trực thăng thiệt mạng, hành khách còn lại bị thương rất nặng.
Tháng 8/2012, chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không United Airlines đã va chạm với một chú chim khi đang hạ cánh xuống sân bay quốc tế Denver, Mỹ. Vụ tai nạn hi hữu này đã khiến chiếc máy bay chở khách hiện đại bị thủng một lỗ rất to ở phần mũi.
Hồi tháng 11/2014, một chiếc máy bay của hãng SpiceJet (Ấn Độ) đã đâm trúng một con trâu khi trên đường cất cánh rời khỏi thành phố Surat. Rất may, không có hành khách nào bị thương. Vụ va chạm đã khiến chiếc máy bay Boeing 737-800 bị hỏng hóc đáng kể. Trong khi đó, con trâu cũng đã chết ngay tại chỗ.