Cứ mỗi năm hai lần, những người “thợ săn” mật của dân tộc Gurung ở Nepal cùng nhau hội tụ lại để đi lấy mật ong rừng trên các vách đá cheo leo ở đỉnh Himalaya.Loại mật ong mà họ tìm kiếm không giống như những loại mật bình thường mà là của loài ong mật lớn nhất thế giới - loài ong vách đá Himalaya. Loài ong đá này có tên khoa học là Apis dorsata laboriosa.Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao để xây tổ của mình. Tổ của chúng thường được tìm thấy ở độ cao khoảng từ 2.500 - 3.000m với kích thước vô cùng to lớn.Để lấy được tổ ong khổng lồ, người thợ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế để leo lên những vách núi cao hàng nghìn mét.Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất ghét bị hun khói nên trước khi lấy tổ, họ gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi.Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt những tổ ong mật.Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới.Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Mỗi năm, người dân chỉ có hai mùa lấy mật ong.Họ đu trên chiếc thang dây nhìn rất nguy hiểm.Người thợ dùng các dụng cụ chuyên dụng để cắt tổ ong.Họ phải rất khéo léo để không đánh rơi tổ ong xuống dưới.Những người thợ đối mặt với vô vàn nguy hiểm khi những con ong mẹ bao vây ở độ cao khá lớn như vậy.Đây là thành quả của họ chuyển từ trên vách núi Himalaya xuống mặt đất.
Cứ mỗi năm hai lần, những người “thợ săn” mật của dân tộc Gurung ở Nepal cùng nhau hội tụ lại để đi lấy mật ong rừng trên các vách đá cheo leo ở đỉnh Himalaya.
Loại mật ong mà họ tìm kiếm không giống như những loại mật bình thường mà là của loài ong mật lớn nhất thế giới - loài ong vách đá Himalaya. Loài ong đá này có tên khoa học là Apis dorsata laboriosa.
Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao để xây tổ của mình. Tổ của chúng thường được tìm thấy ở độ cao khoảng từ 2.500 - 3.000m với kích thước vô cùng to lớn.
Để lấy được tổ ong khổng lồ, người thợ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế để leo lên những vách núi cao hàng nghìn mét.
Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất ghét bị hun khói nên trước khi lấy tổ, họ gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi.
Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt những tổ ong mật.
Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới.
Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.
Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Mỗi năm, người dân chỉ có hai mùa lấy mật ong.
Họ đu trên chiếc thang dây nhìn rất nguy hiểm.
Người thợ dùng các dụng cụ chuyên dụng để cắt tổ ong.
Họ phải rất khéo léo để không đánh rơi tổ ong xuống dưới.
Những người thợ đối mặt với vô vàn nguy hiểm khi những con ong mẹ bao vây ở độ cao khá lớn như vậy.
Đây là thành quả của họ chuyển từ trên vách núi Himalaya xuống mặt đất.