Tsukiji là chợ bán buôn cá, rau quả nằm ngay trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Khu chợ có diện tích khoảng 200.000 m2 với gần 1.700 gian hàng. Tsukiji nổi tiếng khi là trung tâm giao dịch cá ngừ vây xanh lớn nhất thế giới, với sản lượng mua bán mỗi ngày lên tới 2.000 tấn. Ảnh: Medium. Chợ cá ngừ Nhật Bản này họp từ 5h đến 10h hàng ngày. Những công nhân thường đến sớm hơn để chuẩn bị cho phiên đấu giá cá ngừ, trong khi khách du lịch xếp hàng trước 5h để ghi danh, nhằm có một suất tận mắt chứng kiến cách người Nhật mua cá ngừ. Khắp Tsukiji lúc nào cũng vang lên tiếng loa nhắc quy định, được thông báo bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Du khách đến chợ được yêu cầu không đi giày cao gót hoặc dép lê, vật nuôi, vali hay hút thuốc tại chợ cá. Ảnh: Medium.Khi được chuyển đến chợ Tsukiji, những con cá ngừ vây xanh sẽ bị cắt đuôi, phanh bụng. Trọng lượng và nguồn gốc của từng con sẽ được viết ngay trên thân bằng mực đỏ. Ảnh: Flickr.Để đảm bảo chất lượng, cá ngừ luôn được ướp lạnh khi mang ra đấu giá. Điều này khiến nhiệt độ tại chợ Tsukiji lúc nào cũng thấp và bị phủ bởi một màn sương mỏng do khí lạnh từ hàng trăm con cá thoát ra. Ảnh: The Guardian.Khách hàng cầm dao móc hoặc rìu lấy một mẫu thịt cá xem xét dưới ánh đèn pin. Họ cẩn thận chà một chút thịt con cá vào ngón trỏ để kiểm tra màu sắc, kết cấu và lượng mỡ, trước khi quyết định có mua hay không. Ảnh: AP.Phía ngoài nhà đấu giá là khu vực vận chuyển. Dù có diện tích bằng 43 sân bóng đá nhưng nơi đây luôn chật hẹp, quá tải và hay xảy ra ùn tắc. Sau hơn 80 năm tồn tại, Tsukiji sẽ được di dời đến một hòn đảo nhân tạo có tên Toyosu, cách vị trí cũ khoảng 1,5 dặm vào năm 2016. Ảnh: Medium.Rời chợ Tsukiji, cá được vận chuyển bằng xe tới các nhà hàng ngay trong ngày, để chế biến món kuromaguro (sushi làm từ cá ngừ vây xanh) truyền thống. Người ta thường dùng một con dao có lưỡi dài và mảnh để cắt đôi con cá, sau khi đã rửa sạch lớp băng dính phía ngoài. Nếu mua số lượng lớn, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cắt cá bằng máy ngay tại chợ. Ảnh: Flickr.Thịt cá ngừ được chia làm ba loại, lưng, lườn và bụng. Những miếng sushi làm từ thịt bụng bao giờ cũng có giá đắt nhất. Năm 2012, giá thành trung bình một suất sushi cá ngừ vây xanh được bán đấu giá tới 1,7 triệu USD tại nhà hàng của ông Kiyoshi Kimura là 345 USD (tương đương hơn 7 triệu đồng). Ảnh: Dailymail.
Tsukiji là chợ bán buôn cá, rau quả nằm ngay trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Khu chợ có diện tích khoảng 200.000 m2 với gần 1.700 gian hàng. Tsukiji nổi tiếng khi là trung tâm giao dịch cá ngừ vây xanh lớn nhất thế giới, với sản lượng mua bán mỗi ngày lên tới 2.000 tấn. Ảnh: Medium.
Chợ cá ngừ Nhật Bản này họp từ 5h đến 10h hàng ngày. Những công nhân thường đến sớm hơn để chuẩn bị cho phiên đấu giá cá ngừ, trong khi khách du lịch xếp hàng trước 5h để ghi danh, nhằm có một suất tận mắt chứng kiến cách người Nhật mua cá ngừ. Khắp Tsukiji lúc nào cũng vang lên tiếng loa nhắc quy định, được thông báo bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Du khách đến chợ được yêu cầu không đi giày cao gót hoặc dép lê, vật nuôi, vali hay hút thuốc tại chợ cá. Ảnh: Medium.
Khi được chuyển đến chợ Tsukiji, những con cá ngừ vây xanh sẽ bị cắt đuôi, phanh bụng. Trọng lượng và nguồn gốc của từng con sẽ được viết ngay trên thân bằng mực đỏ. Ảnh: Flickr.
Để đảm bảo chất lượng, cá ngừ luôn được ướp lạnh khi mang ra đấu giá. Điều này khiến nhiệt độ tại chợ Tsukiji lúc nào cũng thấp và bị phủ bởi một màn sương mỏng do khí lạnh từ hàng trăm con cá thoát ra. Ảnh: The Guardian.
Khách hàng cầm dao móc hoặc rìu lấy một mẫu thịt cá xem xét dưới ánh đèn pin. Họ cẩn thận chà một chút thịt con cá vào ngón trỏ để kiểm tra màu sắc, kết cấu và lượng mỡ, trước khi quyết định có mua hay không. Ảnh: AP.
Phía ngoài nhà đấu giá là khu vực vận chuyển. Dù có diện tích bằng 43 sân bóng đá nhưng nơi đây luôn chật hẹp, quá tải và hay xảy ra ùn tắc. Sau hơn 80 năm tồn tại, Tsukiji sẽ được di dời đến một hòn đảo nhân tạo có tên Toyosu, cách vị trí cũ khoảng 1,5 dặm vào năm 2016. Ảnh: Medium.
Rời chợ Tsukiji, cá được vận chuyển bằng xe tới các nhà hàng ngay trong ngày, để chế biến món kuromaguro (sushi làm từ cá ngừ vây xanh) truyền thống. Người ta thường dùng một con dao có lưỡi dài và mảnh để cắt đôi con cá, sau khi đã rửa sạch lớp băng dính phía ngoài. Nếu mua số lượng lớn, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cắt cá bằng máy ngay tại chợ. Ảnh: Flickr.
Thịt cá ngừ được chia làm ba loại, lưng, lườn và bụng. Những miếng sushi làm từ thịt bụng bao giờ cũng có giá đắt nhất. Năm 2012, giá thành trung bình một suất sushi cá ngừ vây xanh được bán đấu giá tới 1,7 triệu USD tại nhà hàng của ông Kiyoshi Kimura là 345 USD (tương đương hơn 7 triệu đồng). Ảnh: Dailymail.