Thành phố Fez, Ma Rốc, Châu Phi nổi tiếng lâu đời với kỹ thuật nhuộm da, làm mịn da động vật để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới. Trong ảnh là một công xưởng nhuộm da lớn nhất ở đây.Công nhân phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng khắc nghiệt và mùi hôi thối bốc lên từ thuốc nhuộm.Các loại da động vật được nhuộm phổ biến ở đây như cừu, dê, lạc đà và bò... Sau khi da thô được gom về, người công nhân phải sắp xếp, phân loại da sau đó ngâm chúng 2-3 ngày trong những hầm lò chứa hỗn hợp vôi, nước, muối và nước tiểu bò. Công đoạn này giúp loại bỏ lông thừa, chất béo trên da động vật.Một mạng lưới thùng chứa phục vụ các công đoạn nhuộm da, làm sạch... ở đây.Các công việc này đều được làm thủ công bằng tay rất vất vả và thường chỉ có đàn ông mới có sức để làm.Công nhân sử dụng phân chim bồ câu để làm mịn da.Công nhân phải dùng chân trần đứng trong các thùng và dùng sức đạp mạnh để "giặt" da và làm mềm chúng.Sau khi đã được sấy khô, da động vật sẽ được mang đi nhuộm màu. Có rất nhiều thùng chứa màu khác nhau để phục vụ công đoạn này. Trong ảnh là thùng chứa thuốc nhuộm Mint được sử dụng để tạo hiệu ứng màu xanh lá cây cho da.Ngoài ra thuốc nhuộm còn được sử dụng từ các sản phẩm tự nhiên có chức năng tạo màu như henna cho ra màu da cam; gỗ tuyết cho màu nâu và nghệ tây để tạo màu vàng.Dầu ôliu cũng được dùng để làm bóng da.Cuối cùng các sản phẩm da nhuộm sẽ được sấy khô trên mái nhà công xưởng và sau đó cung ứng ra thị trường.Các sản phẩm da này là chất liệu chính để sản xuất áo khoác, túi xách, giày dép và hàng da khác như đệm, thắt lưng, mũ... hàng hiệu sang chảnh, đắt đỏ.
Thành phố Fez, Ma Rốc, Châu Phi nổi tiếng lâu đời với kỹ thuật nhuộm da, làm mịn da động vật để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới. Trong ảnh là một công xưởng nhuộm da lớn nhất ở đây.
Công nhân phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng khắc nghiệt và mùi hôi thối bốc lên từ thuốc nhuộm.
Các loại da động vật được nhuộm phổ biến ở đây như cừu, dê, lạc đà và bò... Sau khi da thô được gom về, người công nhân phải sắp xếp, phân loại da sau đó ngâm chúng 2-3 ngày trong những hầm lò chứa hỗn hợp vôi, nước, muối và nước tiểu bò. Công đoạn này giúp loại bỏ lông thừa, chất béo trên da động vật.
Một mạng lưới thùng chứa phục vụ các công đoạn nhuộm da, làm sạch... ở đây.
Các công việc này đều được làm thủ công bằng tay rất vất vả và thường chỉ có đàn ông mới có sức để làm.
Công nhân sử dụng phân chim bồ câu để làm mịn da.
Công nhân phải dùng chân trần đứng trong các thùng và dùng sức đạp mạnh để "giặt" da và làm mềm chúng.
Sau khi đã được sấy khô, da động vật sẽ được mang đi nhuộm màu. Có rất nhiều thùng chứa màu khác nhau để phục vụ công đoạn này. Trong ảnh là thùng chứa thuốc nhuộm Mint được sử dụng để tạo hiệu ứng màu xanh lá cây cho da.
Ngoài ra thuốc nhuộm còn được sử dụng từ các sản phẩm tự nhiên có chức năng tạo màu như henna cho ra màu da cam; gỗ tuyết cho màu nâu và nghệ tây để tạo màu vàng.
Dầu ôliu cũng được dùng để làm bóng da.
Cuối cùng các sản phẩm da nhuộm sẽ được sấy khô trên mái nhà công xưởng và sau đó cung ứng ra thị trường.
Các sản phẩm da này là chất liệu chính để sản xuất áo khoác, túi xách, giày dép và hàng da khác như đệm, thắt lưng, mũ... hàng hiệu sang chảnh, đắt đỏ.