Trong danh sách này phải kể đến con tàu Jupiter mang quốc tịch Campuchia, thuộc tập đoàn Royal Group (Hong Kong). Tàu Jupiter được đưa đến Việt Nam để khai thác tuyến du lịch Phú Quốc - Shihanouk Ville và dự kiến phục vụ du khách vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, tàu này phải đến neo đậu tại vùng biển Vạn Ninh (Khánh Hòa) từ tháng 6/2010 và nằm lỳ ở đó cho đến nay. Theo quảng cáo của chủ tàu, tàu Jupiter có 9 tầng, dài 178m, rộng 22m, nặng gần 21 tấn, có sức chứa 1.000 khách với nhiều tiện ích như: Phục vụ hội nghị, nhà hàng, bar, karaoke, cửa hàng mua sắm, làm đẹp, vui chơi giải trí... Theo Cảng vụ Hàng hải Nha Trang (Khánh Hòa), tàu Jupiter đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 12/2012. Các trang thiết bị hàng hải vẫn hoạt động bình thường nhưng không được chứng nhận bảo dưỡng từ năm 2008. Bốn máy chính của tàu hiện không hoạt động. Cuối tháng 8 vừa qua, chủ tàu đã tiếp tục có văn bản xin được neo đậu đến hết tháng 3/2014. Tiếp theo phải kể đến con tàu Brirght Royal (quốc tịch Panama), sau nhiều ngày trôi dạt kể từ khi gặp sự cố tại vùng biển Quảng Ngãi, tàu đã được neo đậu tại khu vực Vân Phong, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Trước đó, từ ngày 4/10, tàu Brirght Yoyal có 24 thuyền viên, gặp sự cố và mắc cạn tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 6 hải lý và có sự cố tràn dầu. Cục Cảnh sát biển đã chỉ đạo tàu CSB 9002 phối hợp với tàu An Hải 27 của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi triển khai các biện pháp lai dắt, kéo tàu, nhưng việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu, chỉ đưa được một số thuỷ thủ lên bờ. Tàu Brirght Royal tiếp tục trôi tự do vào vùng biển Bình Định, Phú Yên rồi đến Khánh Hòa. Trên tàu Brirght Royal vẫn còn hơn 27.000 tấn clinker và khoảng 19 tấn dầu DO cùng 7 thuyền viên. Thân tàu bị thủng lỗ mạn và rò rỉ bình quân 10 lít dầu/giờ, tiếp tục gây ảnh hưởng môi trường biển. Trong danh sách "tàu ma" ngoại nằm lỳ ở Việt Nam cũng có tên con tàu siêu cẩu lai lịch "khủng" - Wealthy Global. Tàu này bị mắc cạn tại Vũng Tàu đã hơn 3 năm nhưng bất ngờ bốc cháy dữ dội vào ngày 21/10 vừa qua.
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra thông báo phạt chủ tàu Wealthy Global 15 triệu đồng do chậm trễ trong việc cứu hộ con tàu.
Wealthy Global (quốc tịch Vanuatu) là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới hiện nay với xác tàu nặng 25.000 tấn, dài gần 200 m, rộng 50 m với cần cẩu có sức nâng 5.000 tấn. Trên tàu này còn có 2 sân bay trực thăng. Trước khi bị mắc cạn tại khu vực bãi trước vùng biển Vũng Tàu, tàu này neo ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) nhưng bị đứt neo, trôi dạt đến đây và mắc cạn từ tháng ngày 15/7/2010. Hiện còn một số tàu nước ngoài vẫn nằm lỳ tại cảng Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo an toàn trên vùng biển và giải quyết dứt điểm các tàu nước ngoài neo đậu dài ngày này. Ảnh minh họa: Internet.
Trong danh sách này phải kể đến con tàu Jupiter mang quốc tịch Campuchia, thuộc tập đoàn Royal Group (Hong Kong). Tàu Jupiter được đưa đến Việt Nam để khai thác tuyến du lịch Phú Quốc - Shihanouk Ville và dự kiến phục vụ du khách vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, tàu này phải đến neo đậu tại vùng biển Vạn Ninh (Khánh Hòa) từ tháng 6/2010 và nằm lỳ ở đó cho đến nay.
Theo quảng cáo của chủ tàu, tàu Jupiter có 9 tầng, dài 178m, rộng 22m, nặng gần 21 tấn, có sức chứa 1.000 khách với nhiều tiện ích như: Phục vụ hội nghị, nhà hàng, bar, karaoke, cửa hàng mua sắm, làm đẹp, vui chơi giải trí...
Theo Cảng vụ Hàng hải Nha Trang (Khánh Hòa), tàu Jupiter đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 12/2012. Các trang thiết bị hàng hải vẫn hoạt động bình thường nhưng không được chứng nhận bảo dưỡng từ năm 2008. Bốn máy chính của tàu hiện không hoạt động. Cuối tháng 8 vừa qua, chủ tàu đã tiếp tục có văn bản xin được neo đậu đến hết tháng 3/2014.
Tiếp theo phải kể đến con tàu Brirght Royal (quốc tịch Panama), sau nhiều ngày trôi dạt kể từ khi gặp sự cố tại vùng biển Quảng Ngãi, tàu đã được neo đậu tại khu vực Vân Phong, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Trước đó, từ ngày 4/10, tàu Brirght Yoyal có 24 thuyền viên, gặp sự cố và mắc cạn tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 6 hải lý và có sự cố tràn dầu. Cục Cảnh sát biển đã chỉ đạo tàu CSB 9002 phối hợp với tàu An Hải 27 của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi triển khai các biện pháp lai dắt, kéo tàu, nhưng việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu, chỉ đưa được một số thuỷ thủ lên bờ. Tàu Brirght Royal tiếp tục trôi tự do vào vùng biển Bình Định, Phú Yên rồi đến Khánh Hòa.
Trên tàu Brirght Royal vẫn còn hơn 27.000 tấn clinker và khoảng 19 tấn dầu DO cùng 7 thuyền viên. Thân tàu bị thủng lỗ mạn và rò rỉ bình quân 10 lít dầu/giờ, tiếp tục gây ảnh hưởng môi trường biển.
Trong danh sách "tàu ma" ngoại nằm lỳ ở Việt Nam cũng có tên con tàu siêu cẩu lai lịch "khủng" - Wealthy Global. Tàu này bị mắc cạn tại Vũng Tàu đã hơn 3 năm nhưng bất ngờ bốc cháy dữ dội vào ngày 21/10 vừa qua.
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra thông báo phạt chủ tàu Wealthy Global 15 triệu đồng do chậm trễ trong việc cứu hộ con tàu.
Wealthy Global (quốc tịch Vanuatu) là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới hiện nay với xác tàu nặng 25.000 tấn, dài gần 200 m, rộng 50 m với cần cẩu có sức nâng 5.000 tấn. Trên tàu này còn có 2 sân bay trực thăng.
Trước khi bị mắc cạn tại khu vực bãi trước vùng biển Vũng Tàu, tàu này neo ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) nhưng bị đứt neo, trôi dạt đến đây và mắc cạn từ tháng ngày 15/7/2010.
Hiện còn một số tàu nước ngoài vẫn nằm lỳ tại cảng Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo an toàn trên vùng biển và giải quyết dứt điểm các tàu nước ngoài neo đậu dài ngày này. Ảnh minh họa: Internet.