Mới đây, ngày 19/2, cơ quan điều tra đã bắt giữ lãnh đạo công ty đa cấp Liên kết Việt lừa đảo mạo nhận trực thuộc Bộ Quốc phòng để kinh doanh đa cấp, lừa tới hơn 4000 khách hàng và thu về số tiền gần 2 tỷ đồng. Qua vụ việc chấn động này, loạt "chiêu độc" mà các công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo sử dụng đã bị bóc mẽ. Trong ảnh là Lê Xuân Giang - chủ tịch HĐQT Công ty Liên kết Việt (người mặc quân phục).Đánh vào tâm lý ham làm giàu nhanh, thu lời "khủng", công việc nhàn hạ, vốn đầu tư ít, không tốn nhiều thời gian, vẽ ra tương lai màu hồng... là "bài" đầu tiên mà các công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo tung ra để "lòe" khách hàng.Chính vì thế, các đối tượng lừa đảo thường đưa ra những lời mời chào hấp dẫn để thu hút càng nhiều thành viên tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp.Đối tượng của kinh doanh đa cấp: Các công ty lừa đảo không chừa bất kỳ đối tượng nào để "săn", tuy nhiên, các nhóm như sinh viên mới nhập học, người già, bà nội trợ... thường được nhắm để dụ tham gia kinh doanh đa cấp. Đây đều là những nhóm muốn tranh thủ thêm thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập và chọn công việc nhẹ nhàng. Hai thanh niên dụ sinh viên bán hàng đa cấp kiếm 200 triệu/tháng công khai trước cổng trường. Ảnh: MTGVề cách thức lừa đảo: Chiêu quen thuộc của đa cấp là huy động vốn của khách (tiền hoặc vàng) hoặc mời khách phân phối sản phẩm của công ty. Với khách góp vốn sẽ hứa hẹn hưởng lời với lãi xuất cao (thậm chí đưa mức cao hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng). Để chiếm lòng tin của khách, công ty đa cấp thường thanh toán tiền lời, lãi trong vòng 2-3 tháng đầu đúng hạn, thậm chí có "thưởng nóng" cho khách hàng góp nhiều vốn, thuộc hàng VIP để tiếp tục "dụ" khách đóng thêm vốn.Thực chất, các công ty lừa lấy tiền của nạn nhân trả cho chính họ và chiếm đoạt phần còn lại.Ngoài tiền, các công ty còn thưởng khách hàng những món quà hậu hĩnh như nhà, ô tô, vé máy bay, vé du lịch.... cho những thành viên phân phối, bán được nhiều sản phẩm để tạo dựng niềm tin.Ngoài dùng lãi suất, thưởng nóng, các công ty đa cấp mời thành viên "nâng cấp" trong hệ thống bằng cách thêm vốn, mua thêm hàng của công ty hoặc mời thêm người tham gia đa cấp. Tương ứng thêm mỗi thành viên gia nhập, người mời sẽ hưởng hoa hồng "khủng" và được "thăng chức" lên quản lý, giám đốc chi nhánh... hứa hẹn sẽ có thu nhập cao hơn. Thành đại gia, kiếm trăm triệu hàng tháng là những "bài" quen thuộc của bán hàng đa cấp lừa đảo.Mạo danh các tổ chức, đơn vị uy tín để chiếm lòng tin của khách hàng là cách mà nhiều công ty đa cấp lừa đảo sử dụng. Hình ảnh đa cấp Liên kết Việt giả danh liên kết với bộ Quốc Phòng.Ngoài ra, công ty lừa đảo "bánh vẽ" ra những siêu dự án, chương trình hoành tráng và những mức lợi nhuận "khủng" mà công ty đạt được để chiếm lòng tin của khách hàng.Nhân viên kinh doanh đa cấp luôn xuất hiện với hình ảnh giàu có, thu nhập "khủng", đi xe sang, dùng đồ hiệu... để minh chứng làm giàu không khó khi kinh doanh đa cấp. Thực chất, những hình ảnh ảo này là chiêu trò "săn gà" đa cấp của các công ty lừa đảo.
Mới đây, ngày 19/2, cơ quan điều tra đã bắt giữ lãnh đạo công ty đa cấp Liên kết Việt lừa đảo mạo nhận trực thuộc Bộ Quốc phòng để kinh doanh đa cấp, lừa tới hơn 4000 khách hàng và thu về số tiền gần 2 tỷ đồng. Qua vụ việc chấn động này, loạt "chiêu độc" mà các công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo sử dụng đã bị bóc mẽ. Trong ảnh là Lê Xuân Giang - chủ tịch HĐQT Công ty Liên kết Việt (người mặc quân phục).
Đánh vào tâm lý ham làm giàu nhanh, thu lời "khủng", công việc nhàn hạ, vốn đầu tư ít, không tốn nhiều thời gian, vẽ ra tương lai màu hồng... là "bài" đầu tiên mà các công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo tung ra để "lòe" khách hàng.
Chính vì thế, các đối tượng lừa đảo thường đưa ra những lời mời chào hấp dẫn để thu hút càng nhiều thành viên tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp.
Đối tượng của kinh doanh đa cấp: Các công ty lừa đảo không chừa bất kỳ đối tượng nào để "săn", tuy nhiên, các nhóm như sinh viên mới nhập học, người già, bà nội trợ... thường được nhắm để dụ tham gia kinh doanh đa cấp. Đây đều là những nhóm muốn tranh thủ thêm thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập và chọn công việc nhẹ nhàng. Hai thanh niên dụ sinh viên bán hàng đa cấp kiếm 200 triệu/tháng công khai trước cổng trường. Ảnh: MTG
Về cách thức lừa đảo: Chiêu quen thuộc của đa cấp là huy động vốn của khách (tiền hoặc vàng) hoặc mời khách phân phối sản phẩm của công ty. Với khách góp vốn sẽ hứa hẹn hưởng lời với lãi xuất cao (thậm chí đưa mức cao hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng). Để chiếm lòng tin của khách, công ty đa cấp thường thanh toán tiền lời, lãi trong vòng 2-3 tháng đầu đúng hạn, thậm chí có "thưởng nóng" cho khách hàng góp nhiều vốn, thuộc hàng VIP để tiếp tục "dụ" khách đóng thêm vốn.
Thực chất, các công ty lừa lấy tiền của nạn nhân trả cho chính họ và chiếm đoạt phần còn lại.
Ngoài tiền, các công ty còn thưởng khách hàng những món quà hậu hĩnh như nhà, ô tô, vé máy bay, vé du lịch.... cho những thành viên phân phối, bán được nhiều sản phẩm để tạo dựng niềm tin.
Ngoài dùng lãi suất, thưởng nóng, các công ty đa cấp mời thành viên "nâng cấp" trong hệ thống bằng cách thêm vốn, mua thêm hàng của công ty hoặc mời thêm người tham gia đa cấp. Tương ứng thêm mỗi thành viên gia nhập, người mời sẽ hưởng hoa hồng "khủng" và được "thăng chức" lên quản lý, giám đốc chi nhánh... hứa hẹn sẽ có thu nhập cao hơn. Thành đại gia, kiếm trăm triệu hàng tháng là những "bài" quen thuộc của bán hàng đa cấp lừa đảo.
Mạo danh các tổ chức, đơn vị uy tín để chiếm lòng tin của khách hàng là cách mà nhiều công ty đa cấp lừa đảo sử dụng. Hình ảnh đa cấp Liên kết Việt giả danh liên kết với bộ Quốc Phòng.
Ngoài ra, công ty lừa đảo "bánh vẽ" ra những siêu dự án, chương trình hoành tráng và những mức lợi nhuận "khủng" mà công ty đạt được để chiếm lòng tin của khách hàng.
Nhân viên kinh doanh đa cấp luôn xuất hiện với hình ảnh giàu có, thu nhập "khủng", đi xe sang, dùng đồ hiệu... để minh chứng làm giàu không khó khi kinh doanh đa cấp. Thực chất, những hình ảnh ảo này là chiêu trò "săn gà" đa cấp của các công ty lừa đảo.