Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. Theo đó, thời kỳ 2016 - 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương với GDP bình quân đầu người đạt 135,8 triệu đồng, tương đương 6.170 USD/người. Theo "Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014" của tỉnh Bình Dương, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 52,7 triệu đồng, GDP toàn tỉnh tăng 12,8% (kế hoạch là 12,5%). Theo kế hoạch, trong một hai năm tới, GDP đầu người đạt 63,2 triệu đồng/người, tương đương 3.000 USD/người. 10 năm trước đây, Bình Dương là vùng đất vốn không màu mỡ với những cây trồng năng suất thấp, những vụ mùa bấp bênh. Hiện nay, tỉnh đã trở thành khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị kiểu mẫu. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%/năm.Năm 2013, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng 61,3 - 35,3 - 3,4%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14,443 tỷ USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,229 tỷ USD. Theo quy hoạch, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ với tỷ trọng 38%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14 tỷ USD lên 23,55 tỷ USD. Tính tới thời điểm hiện tại, Bình Dương có hơn 2.000 dự án FPI với tổng vốn hơn 18 tỷ USD. Đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh Bình Dương có 35 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 13.764,8 ha. Tỉnh sẽ thu hút và lấp đầy 16 khu công nghiệp ở thị xã Dĩ An; thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh sơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở phía Bắc. Trong 4 năm, Bình Dương đã xây dựng thành phố mới Bình Dương trở thành một thành phố xanh, hiện đại. Theo quy hoạch phát triển, thành phố mới Bình Dương sẽ trở thành đô thị hạt nhân kết nối với các đô thị vệ tinh của tỉnh Bình Dương và các trung tâm đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố mới Bình Dương được xây dựng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Đặc biệt, với việc đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương tại đây làm rạng rỡ thêm bộ mặt của thành phố. Tỉnh Bình Dương đang không ngừng cố gắng, tập trung mọi nguồn lực để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. Theo đó, thời kỳ 2016 - 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương với GDP bình quân đầu người đạt 135,8 triệu đồng, tương đương 6.170 USD/người.
Theo "Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014" của tỉnh Bình Dương, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 52,7 triệu đồng, GDP toàn tỉnh tăng 12,8% (kế hoạch là 12,5%). Theo kế hoạch, trong một hai năm tới, GDP đầu người đạt 63,2 triệu đồng/người, tương đương 3.000 USD/người.
10 năm trước đây, Bình Dương là vùng đất vốn không màu mỡ với những cây trồng năng suất thấp, những vụ mùa bấp bênh. Hiện nay, tỉnh đã trở thành khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị kiểu mẫu. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%/năm.
Năm 2013, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng 61,3 - 35,3 - 3,4%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14,443 tỷ USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,229 tỷ USD. Theo quy hoạch, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ với tỷ trọng 38%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14 tỷ USD lên 23,55 tỷ USD.
Tính tới thời điểm hiện tại, Bình Dương có hơn 2.000 dự án FPI với tổng vốn hơn 18 tỷ USD.
Đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh Bình Dương có 35 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 13.764,8 ha. Tỉnh sẽ thu hút và lấp đầy 16 khu công nghiệp ở thị xã Dĩ An; thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh sơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở phía Bắc.
Trong 4 năm, Bình Dương đã xây dựng thành phố mới Bình Dương trở thành một thành phố xanh, hiện đại. Theo quy hoạch phát triển, thành phố mới Bình Dương sẽ trở thành đô thị hạt nhân kết nối với các đô thị vệ tinh của tỉnh Bình Dương và các trung tâm đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố mới Bình Dương được xây dựng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Đặc biệt, với việc đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương tại đây làm rạng rỡ thêm bộ mặt của thành phố.
Tỉnh Bình Dương đang không ngừng cố gắng, tập trung mọi nguồn lực để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.