Theo dân làng cao tuổi trong làng nghề truyền thống này, các kỹ thuật của việc làm ra chiếc ô giấy dầu có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên. Trong triều đại nhà Thanh (1636 - 1912), một người dân làng Huỳnh Dương đã học được kỹ thuật làm ô giấy từ hai thương nhân Tứ Xuyên và đưa nó trở về làng. Ảnh: Cụ ông Zheng Yinghai (90 tuổi), người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề làm ô giấy.Từ nhiều năm nay, dân làng Huỳnh Dương đã sử dụng vật liệu địa phương như lau sậy và tre để làm ô giấy truyền thống.Trong quá khứ, gần 80% các hộ gia đình trong làng Huỳnh Dương đều làm ô dù trong thời gian rảnh rỗi.Họ từng làm ô giấy để bán trong các hội chợ làng để kiếm thêm thu nhập.Theo phong tục ở các khu vực xung quanh làng, mội gia đình đều phải có hai chiếc ô giấy dầu để làm của hồi môn cho cô dâu, vì họ cho rằng từ "dầu" là đồng âm với "giàu có" và chữ giấy là đồng âm với từ "con trai". Người dân địa phương tin rằng ô dù giấy dầu có thể mang lại sự thịnh vượng và nhiều con cái cho các cặp vợ chồng mới cưới.Trong thực tế, trên toàn tỉnh Vân Nam, ô giấy dầu Huỳnh Dương là nổi tiếng nhất.Thông thường, hầu hết các sản phẩm ô giấy của họ được bán cho Côn Minh, thủ phủ của tỉnh, cũng như các thành phố lớn khác như Dali và Bảo Sơn và cả các thành phố ở Myanmar.Tuy nhiên, ô giấy dầu ngày nay đang dần bị mai một do sự phát triển của việc sản xuất công nghiệp. Nghề làm ô thủ công biến mất dần trên thị trường do chi phí lao động cao và sự bất tiện khi mang những chiếc ô cồng kềnh. Trong 10 năm qua, những người trẻ trong làng Huỳnh Dương phần lớn chuyển đến làm việc ở các thành phố khác.
Theo dân làng cao tuổi trong làng nghề truyền thống này, các kỹ thuật của việc làm ra chiếc ô giấy dầu có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên. Trong triều đại nhà Thanh (1636 - 1912), một người dân làng Huỳnh Dương đã học được kỹ thuật làm ô giấy từ hai thương nhân Tứ Xuyên và đưa nó trở về làng. Ảnh: Cụ ông Zheng Yinghai (90 tuổi), người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề làm ô giấy.
Từ nhiều năm nay, dân làng Huỳnh Dương đã sử dụng vật liệu địa phương như lau sậy và tre để làm ô giấy truyền thống.
Trong quá khứ, gần 80% các hộ gia đình trong làng Huỳnh Dương đều làm ô dù trong thời gian rảnh rỗi.
Họ từng làm ô giấy để bán trong các hội chợ làng để kiếm thêm thu nhập.
Theo phong tục ở các khu vực xung quanh làng, mội gia đình đều phải có hai chiếc ô giấy dầu để làm của hồi môn cho cô dâu, vì họ cho rằng từ "dầu" là đồng âm với "giàu có" và chữ giấy là đồng âm với từ "con trai". Người dân địa phương tin rằng ô dù giấy dầu có thể mang lại sự thịnh vượng và nhiều con cái cho các cặp vợ chồng mới cưới.
Trong thực tế, trên toàn tỉnh Vân Nam, ô giấy dầu Huỳnh Dương là nổi tiếng nhất.
Thông thường, hầu hết các sản phẩm ô giấy của họ được bán cho Côn Minh, thủ phủ của tỉnh, cũng như các thành phố lớn khác như Dali và Bảo Sơn và cả các thành phố ở Myanmar.
Tuy nhiên, ô giấy dầu ngày nay đang dần bị mai một do sự phát triển của việc sản xuất công nghiệp. Nghề làm ô thủ công biến mất dần trên thị trường do chi phí lao động cao và sự bất tiện khi mang những chiếc ô cồng kềnh. Trong 10 năm qua, những người trẻ trong làng Huỳnh Dương phần lớn chuyển đến làm việc ở các thành phố khác.