1. Riyadh (Ả Rập Saudi): Thủ đô Riyadh của Ả Rập là trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất, khi tăng 55 bậc kể từ 2010. Riyadh đang chuẩn bị mở cửa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài.2. Istanbul (Thỗ Nhĩ Kỳ): Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia gắn liền với những thay đổi liên quan tới chính trị, kinh tế diễn ra thường xuyên. Bất chấp điều này, thành phố Istanbul vẫn trở thành trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất khu vực Đông Âu và Trung Á.3. Johannesburg (Nam Phi): Thành phố Johannesburg đã nhảy 22 bậc lên vị trí thứ 32 kể từ năm 2010. Đây là trung tâm tài chính có vị trí cao nhất tại khu vực châu Phi hạ Sahara.4. Seoul (Hàn Quốc): Thủ đô Seoul tăng 21 bậc kể từ năm 2010 và là một trong những đại diện tiêu biểu cho nền tài chính đang tăng trưởng tại khu vực Đông Á. Thủ đô của Hàn Quốc đồng thời giữ vị trí thứ 5 thế giới nếu xét về ngành ngân hàng.5. Casablanca (Morocco): Thủ đô của Morocco tăng 20 bậc kể từ năm 2014. Casablanca có sự tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ trung tâm tài chính nào tại Trung Đông cũng như Bắc Phi trong năm nay.6. Panama (Panama): Vị trí địa lý đặc biệt của Panama đã góp phần không nhỏ vào cuộc bùng nổ tài chính tại quốc gia này. Panama đã tăng 13 bậc trong bảng xếp hạng kể từ năm 2013.7. Doha (Qatar): Tăng 16 bậc trong 5 năm trở lại, Doha hiện là thị trường tài chính quan trọng thứ hai tại vùng Trung Đông.8. Kuala Lumpur (Malaysia): Tăng 13 bậc kể từ năm 2010, Thủ đô của Malaysia là thị trường tài chính ngày càng có ảnh hưởng lớn tại châu Á.9. Bangkok (Thái Lan): Thủ đô của Thái Lan đã tăng 11 bậc kể từ năm 2010, bất chấp những ảnh hưởng từ bất ổn chính trị gần đây tại quốc gia này.10. Almaty (Kazakhstan): Thành phố lớn nhất Kazakhstan đã tăng 9 bậc kể từ khi gia nhập thị trường chứng khoán năm 2009. Almaty vượt qua Moscow và Warsaw để xếp vị trí thứ 10 trong danh sách các trung tâm tài chính phát triển nhanh.
1. Riyadh (Ả Rập Saudi): Thủ đô Riyadh của Ả Rập là trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất, khi tăng 55 bậc kể từ 2010. Riyadh đang chuẩn bị mở cửa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Istanbul (Thỗ Nhĩ Kỳ): Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia gắn liền với những thay đổi liên quan tới chính trị, kinh tế diễn ra thường xuyên. Bất chấp điều này, thành phố Istanbul vẫn trở thành trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất khu vực Đông Âu và Trung Á.
3. Johannesburg (Nam Phi): Thành phố Johannesburg đã nhảy 22 bậc lên vị trí thứ 32 kể từ năm 2010. Đây là trung tâm tài chính có vị trí cao nhất tại khu vực châu Phi hạ Sahara.
4. Seoul (Hàn Quốc): Thủ đô Seoul tăng 21 bậc kể từ năm 2010 và là một trong những đại diện tiêu biểu cho nền tài chính đang tăng trưởng tại khu vực Đông Á. Thủ đô của Hàn Quốc đồng thời giữ vị trí thứ 5 thế giới nếu xét về ngành ngân hàng.
5. Casablanca (Morocco): Thủ đô của Morocco tăng 20 bậc kể từ năm 2014. Casablanca có sự tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ trung tâm tài chính nào tại Trung Đông cũng như Bắc Phi trong năm nay.
6. Panama (Panama): Vị trí địa lý đặc biệt của Panama đã góp phần không nhỏ vào cuộc bùng nổ tài chính tại quốc gia này. Panama đã tăng 13 bậc trong bảng xếp hạng kể từ năm 2013.
7. Doha (Qatar): Tăng 16 bậc trong 5 năm trở lại, Doha hiện là thị trường tài chính quan trọng thứ hai tại vùng Trung Đông.
8. Kuala Lumpur (Malaysia): Tăng 13 bậc kể từ năm 2010, Thủ đô của Malaysia là thị trường tài chính ngày càng có ảnh hưởng lớn tại châu Á.
9. Bangkok (Thái Lan): Thủ đô của Thái Lan đã tăng 11 bậc kể từ năm 2010, bất chấp những ảnh hưởng từ bất ổn chính trị gần đây tại quốc gia này.
10. Almaty (Kazakhstan): Thành phố lớn nhất Kazakhstan đã tăng 9 bậc kể từ khi gia nhập thị trường chứng khoán năm 2009. Almaty vượt qua Moscow và Warsaw để xếp vị trí thứ 10 trong danh sách các trung tâm tài chính phát triển nhanh.