1. Nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế thế giới năm 2015 là bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED): Bà Janet Yellen (69 tuổi) đã giữ cương vị thống đốc ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn một năm. Bà đã để lại dấu ấn trong lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên ngồi ghế lãnh đạo FED. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bà hiện nay là ra quyết định tăng lãi suất đồng USD lần đầu tiên, sau gần một thập kỷ vào thời điểm phù hợp.2. Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc: Sau một mùa hè đầy biến động của thị trường tài chính toàn cầu, giới đầu tư toàn cầu đang chờ đợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà hoạch định chính sách của nước này, đưa ra những quyết sách đúng đắn đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.3. Tim Cook, CEO tập đoàn công nghệ Apple: Kể từ khi Tim Cook tiếp quản ghế CEO Apple từ người tiền nhiệm nổi tiếng Steve Jobs, giá trị vốn hóa của “quả táo” đã tăng gấp đôi, lợi nhuận tiếp tục lập kỷ lục, dự trữ tiền mặt ngày càng lớn và ảnh hưởng của hãng cũng không ngừng gia tăng.4. Larry Fink - Nhà đồng sáng lập Công ty quản lý quỹ đầu tư BlackRock: Larry Fink là người quản trị quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với hơn 4,7 nghìn tỷ USD tài sản. Con số này gấp rưỡi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và gấp đôi tổng tài sản của các ông hoàng dầu mỏ.5. Warren Buffett - CEO tập đoàn đa lĩnh vực Berkshire Hathaway: Tỷ phú Warren Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới và điều hành một trong những công ty đắt giá nhất thế giới. Dù đã bước sang tuổi 85, nhà đầu tư huyền thoại vẫn là một hình mẫu mà giới đầu tư toàn cầu muốn học theo.6. Barack Obama - Tổng thống Mỹ: Trong nhiệm kỳ, ông đã để lại nhiều "di sản" mang tính bước ngoặt, trong đó có thỏa thuận hạt nhân với Iran và chương trình ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Obama đã đưa Mỹ và 5 cường quốc khác đạt thỏa thuận hạt nhân với Iran, giúp mở ra cánh cửa kinh tế của quốc gia Trung Đông này sau nhiều thập kỷ đóng kín.7. Carl Icahn - Chủ tịch tập đoàn đầu tư Icahn Enterprises: Là một nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, ông Carl chỉ cần ông thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã bán cổ phần trong Netflix, cổ phiếu của công ty này ngay lập tức sụt giá 2,7%. Trước đó, Icahn đã “bỏ túi” khoản lời ít nhất 1,6 tỷ USD từ cổ phiếu Netflix.8. Lloyd Blankfein - CEO ngân hàng Goldman Sachs: Dưới sự lãnh đạo của Lloyd Blankfein, ngân hàng Goldman Sachs tiếp tục dẫn trước các đối thủ lớn với khoảng cách tách biệt. Trong 8 tháng đầu năm nay, ngân hàng này tư vấn cho số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với tổng trị giá 760 tỷ USD, trong khi đối thủ gần nhất mới đạt 500 tỷ USD. Mới đây, Blankfein tiết lộ ông đang điều trị bệnh ung thư máu song ông khẳng định vẫn tiếp tục lãnh đạo Goldman Sachs.9. Angela Merkel - Thủ tướng Đức: Bà Merkel được coi là “người quản gia” quyền lực của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Vai trò của bà đã được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và gần đây là cuộc khủng hoảng nhập cư của khu vực.10. Reid Hoffman - Nhà đồng sáng lập mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn: Ông là người có công gây dựng một vài trong số những công ty ảnh hưởng lớn trong giới công nghệ, trong đó có PayPal, LinkedIn, và Facebook. Phát triển từ tháng 12/2002 và ra mắt chỉ 6 tháng sau đó, sau 13 năm, LinkedIn đã trở thành mạng xã hội dành cho doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới.
1. Nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế thế giới năm 2015 là bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED): Bà Janet Yellen (69 tuổi) đã giữ cương vị thống đốc ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn một năm. Bà đã để lại dấu ấn trong lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên ngồi ghế lãnh đạo FED. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bà hiện nay là ra quyết định tăng lãi suất đồng USD lần đầu tiên, sau gần một thập kỷ vào thời điểm phù hợp.
2. Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc: Sau một mùa hè đầy biến động của thị trường tài chính toàn cầu, giới đầu tư toàn cầu đang chờ đợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà hoạch định chính sách của nước này, đưa ra những quyết sách đúng đắn đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
3. Tim Cook, CEO tập đoàn công nghệ Apple: Kể từ khi Tim Cook tiếp quản ghế CEO Apple từ người tiền nhiệm nổi tiếng Steve Jobs, giá trị vốn hóa của “quả táo” đã tăng gấp đôi, lợi nhuận tiếp tục lập kỷ lục, dự trữ tiền mặt ngày càng lớn và ảnh hưởng của hãng cũng không ngừng gia tăng.
4. Larry Fink - Nhà đồng sáng lập Công ty quản lý quỹ đầu tư BlackRock: Larry Fink là người quản trị quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với hơn 4,7 nghìn tỷ USD tài sản. Con số này gấp rưỡi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và gấp đôi tổng tài sản của các ông hoàng dầu mỏ.
5. Warren Buffett - CEO tập đoàn đa lĩnh vực Berkshire Hathaway: Tỷ phú Warren Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới và điều hành một trong những công ty đắt giá nhất thế giới. Dù đã bước sang tuổi 85, nhà đầu tư huyền thoại vẫn là một hình mẫu mà giới đầu tư toàn cầu muốn học theo.
6. Barack Obama - Tổng thống Mỹ: Trong nhiệm kỳ, ông đã để lại nhiều "di sản" mang tính bước ngoặt, trong đó có thỏa thuận hạt nhân với Iran và chương trình ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Obama đã đưa Mỹ và 5 cường quốc khác đạt thỏa thuận hạt nhân với Iran, giúp mở ra cánh cửa kinh tế của quốc gia Trung Đông này sau nhiều thập kỷ đóng kín.
7. Carl Icahn - Chủ tịch tập đoàn đầu tư Icahn Enterprises: Là một nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, ông Carl chỉ cần ông thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã bán cổ phần trong Netflix, cổ phiếu của công ty này ngay lập tức sụt giá 2,7%. Trước đó, Icahn đã “bỏ túi” khoản lời ít nhất 1,6 tỷ USD từ cổ phiếu Netflix.
8. Lloyd Blankfein - CEO ngân hàng Goldman Sachs: Dưới sự lãnh đạo của Lloyd Blankfein, ngân hàng Goldman Sachs tiếp tục dẫn trước các đối thủ lớn với khoảng cách tách biệt. Trong 8 tháng đầu năm nay, ngân hàng này tư vấn cho số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với tổng trị giá 760 tỷ USD, trong khi đối thủ gần nhất mới đạt 500 tỷ USD. Mới đây, Blankfein tiết lộ ông đang điều trị bệnh ung thư máu song ông khẳng định vẫn tiếp tục lãnh đạo Goldman Sachs.
9. Angela Merkel - Thủ tướng Đức: Bà Merkel được coi là “người quản gia” quyền lực của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Vai trò của bà đã được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và gần đây là cuộc khủng hoảng nhập cư của khu vực.
10. Reid Hoffman - Nhà đồng sáng lập mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn: Ông là người có công gây dựng một vài trong số những công ty ảnh hưởng lớn trong giới công nghệ, trong đó có PayPal, LinkedIn, và Facebook. Phát triển từ tháng 12/2002 và ra mắt chỉ 6 tháng sau đó, sau 13 năm, LinkedIn đã trở thành mạng xã hội dành cho doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới.