Nghề đánh máy chữ có từ lâu nhưng sau 1975 thì tràn ra đường. Người hành nghề này phải có một máy đánh chữ cũ, giấy, một cái bàn, một cái ghế cho mình và một cái cho khách. Người dân nhờ họ đánh “sơ yếu lý lịch”, “đơn xin”, “đơn khiếu nại". Công đánh máy chỉ vài hào/trang. Sau đó, sự xuất hiện của máy tính khiến nghề này dần đi vào dĩ vãng và biến mất.Song hành cùng thời điểm nở rộ nghề đọc và viết thư thuê. Khi văn hoá còn kém, nhiều người không biết chữ. Đối tượng phục vụ của nghề này là các bà, cô hoặc ông nông dân ít học. Nếu là thư đơn xin viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, mức giá thường cao hơn 3- 5 lần thư thường viết bằng tiếng Việt. Thư gửi đi, nếu có may mắn được phản hồi nhanh chóng, người viết thư còn được "bo" để đọc thư cho người thuê viết. Nghề này phục vụ cho dân nghiện thuốc hút mà ít tiền. Dụng cụ làm nghề chỉ là một bàn quấn nhỏ bằng gỗ bằng một cuốn tự điển loại trung, giấy thuốc, sợi thuốc thì mua trôi nổi ngoài chợ, có thể tự gia giảm thêm bớt chút ít cho sợi thuốc. Nghề này dễ làm, sẵn mọi lúc mọi nơi, chủ yếu trong gia đình. Những người làm nghề nếu chịu khó còng lưng làm chừng 8 - 10 giờ/ngày và có mối nhận mua đều đều thì cũng đủ sống. Hình ảnh người thợ chở những bình gas mini kèm theo mấy chục chiếc bật lửa rong ruổi trên các con phố hay hẻm nhỏ quen thuộc với nhiều người. Lúc trước, khi hột quẹt hết gas, người dân còn giữ lại nhờ thợ bơm cho đầy trở lại với giá 500 - 1.000 đồng/lần. Tuy nhiên, dần dà, nghề này mai một và mất hẳn vì nguy hiểm do mặt hàng này không có “bảo hành” nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, các loại bật lửa, hột quẹt giá rẻ nở rộ cũng khiến cho nghề này mất dần. Thời bao cấp nhà nhà, người người nuôi lợn, và hoạn lợn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Đội quân chuyên nghề hoạn lợn, có mặt tại khắp các xóm ngõ. Tiếng “kem mút… kem mút” vang lên từ chiếc còi cầm tay của ông bán kem trên chiếc xe đạp cũ. Mỗi que kem thường có giá 100 đồng hoặc được đổi bằng những đôi dép nhựa rách, vỏ chai... Nghề này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng dần dần người ta thấy nó biến mất. Gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ là hình ảnh người bán kẹo kéo trên xe đạp rong. Kẹo được quấn quanh que tre có giá 100 đồng/2 chiếc. Thay vì trả tiền mặt để mua kẹo, trẻ em thường đổi bằng dép rách hoặc những đồ nhựa, sắt vụn hoặc hạt táo... Hiện tại, vẫn có một số người kinh doanh kẹo kéo, nhưng kết hợp với nhiều món hàng hiện đại, không giản dị và bình dân như trước.Sau năm 1975, xăng dầu khan hiếm, xe gắn máy trở nên xa xỉ, nhiều người xoay qua hành nghề chạy xe đạp ôm. Nghề này được người dân ở các thị xã, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau chấp nhận dù có lúc bị công an rượt đuổi. Loại xe được lộn xích chủ yếu là xe đạp, ai có tay nghề “cao” hơn thì nhận luôn lộn xích xe gắn máy. Khi xích xe đã giãn nở ra hết cỡ, đừng vứt đi mà đem lại cho các “thợ lộn xích xe”. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có người dùng xe đạp với cái xích được lộn tới 3 - 4 lần. Ngoài ra, xe đạp có thể được các thợ sửa lại các bộ phận đã mòn cũ như cặp vỏ, nối căm, đắp dĩa líp, sên, nhông … Theo thời gian, cùng với sự phát triển của máy móc hiện đại, nghề thợ rèn dần mai một và trở thành nghề hiếm còn sót lại cho đến thời điểm bây giờ. Hiện tại, ngoài Hà Nội trên phố Lò Rèn còn ông Nguyễn Phương Hùng và trong Sài Gòn có ông Lê Văn Châu ở quận10 là hai trong những thợ rèn hiếm hoi còn sót lại.
Nghề đánh máy chữ có từ lâu nhưng sau 1975 thì tràn ra đường. Người hành nghề này phải có một máy đánh chữ cũ, giấy, một cái bàn, một cái ghế cho mình và một cái cho khách. Người dân nhờ họ đánh “sơ yếu lý lịch”, “đơn xin”, “đơn khiếu nại". Công đánh máy chỉ vài hào/trang. Sau đó, sự xuất hiện của máy tính khiến nghề này dần đi vào dĩ vãng và biến mất.
Song hành cùng thời điểm nở rộ nghề đọc và viết thư thuê. Khi văn hoá còn kém, nhiều người không biết chữ. Đối tượng phục vụ của nghề này là các bà, cô hoặc ông nông dân ít học. Nếu là thư đơn xin viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, mức giá thường cao hơn 3- 5 lần thư thường viết bằng tiếng Việt. Thư gửi đi, nếu có may mắn được phản hồi nhanh chóng, người viết thư còn được "bo" để đọc thư cho người thuê viết.
Nghề này phục vụ cho dân nghiện thuốc hút mà ít tiền. Dụng cụ làm nghề chỉ là một bàn quấn nhỏ bằng gỗ bằng một cuốn tự điển loại trung, giấy thuốc, sợi thuốc thì mua trôi nổi ngoài chợ, có thể tự gia giảm thêm bớt chút ít cho sợi thuốc. Nghề này dễ làm, sẵn mọi lúc mọi nơi, chủ yếu trong gia đình. Những người làm nghề nếu chịu khó còng lưng làm chừng 8 - 10 giờ/ngày và có mối nhận mua đều đều thì cũng đủ sống.
Hình ảnh người thợ chở những bình gas mini kèm theo mấy chục chiếc bật lửa rong ruổi trên các con phố hay hẻm nhỏ quen thuộc với nhiều người. Lúc trước, khi hột quẹt hết gas, người dân còn giữ lại nhờ thợ bơm cho đầy trở lại với giá 500 - 1.000 đồng/lần. Tuy nhiên, dần dà, nghề này mai một và mất hẳn vì nguy hiểm do mặt hàng này không có “bảo hành” nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, các loại bật lửa, hột quẹt giá rẻ nở rộ cũng khiến cho nghề này mất dần.
Thời bao cấp nhà nhà, người người nuôi lợn, và hoạn lợn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Đội quân chuyên nghề hoạn lợn, có mặt tại khắp các xóm ngõ.
Tiếng “kem mút… kem mút” vang lên từ chiếc còi cầm tay của ông bán kem trên chiếc xe đạp cũ. Mỗi que kem thường có giá 100 đồng hoặc được đổi bằng những đôi dép nhựa rách, vỏ chai... Nghề này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng dần dần người ta thấy nó biến mất.
Gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ là hình ảnh người bán kẹo kéo trên xe đạp rong. Kẹo được quấn quanh que tre có giá 100 đồng/2 chiếc. Thay vì trả tiền mặt để mua kẹo, trẻ em thường đổi bằng dép rách hoặc những đồ nhựa, sắt vụn hoặc hạt táo... Hiện tại, vẫn có một số người kinh doanh kẹo kéo, nhưng kết hợp với nhiều món hàng hiện đại, không giản dị và bình dân như trước.
Sau năm 1975, xăng dầu khan hiếm, xe gắn máy trở nên xa xỉ, nhiều người xoay qua hành nghề chạy xe đạp ôm. Nghề này được người dân ở các thị xã, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau chấp nhận dù có lúc bị công an rượt đuổi.
Loại xe được lộn xích chủ yếu là xe đạp, ai có tay nghề “cao” hơn thì nhận luôn lộn xích xe gắn máy. Khi xích xe đã giãn nở ra hết cỡ, đừng vứt đi mà đem lại cho các “thợ lộn xích xe”. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có người dùng xe đạp với cái xích được lộn tới 3 - 4 lần. Ngoài ra, xe đạp có thể được các thợ sửa lại các bộ phận đã mòn cũ như cặp vỏ, nối căm, đắp dĩa líp, sên, nhông …
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của máy móc hiện đại, nghề thợ rèn dần mai một và trở thành nghề hiếm còn sót lại cho đến thời điểm bây giờ. Hiện tại, ngoài Hà Nội trên phố Lò Rèn còn ông Nguyễn Phương Hùng và trong Sài Gòn có ông Lê Văn Châu ở quận10 là hai trong những thợ rèn hiếm hoi còn sót lại.