Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC) của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng đứng đầu lĩnh vực bất động sản và xây lắp. Theo công bố của Forbes, Vingroup có giá trị vốn hóa 60.887 tỷ đồng, doanh thu 18.379 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.149 tỷ đồng. Ảnh: Royal City của Vingroup. FPT là công ty công nghệ duy nhất lọt danh sách này. Công ty này đạt doanh thu năm 2013 là 28.640 tỷ đồng, vốn hóa là 18.570 tỷ đồng. Dự báo, FPT tiếp tục hưởng lợi từ chính sách phát triển thị trường IT của Chính phủ với vị trí nhà tích hợp hệ thống lớn nhất trong nhiều ngành nghề. Ảnh: Trụ sở của FPT Telecom của Tập đoàn FPT.Ở lĩnh vực đầu tư đa ngành, Masan Group lọt danh sách với doanh thu năm 2013 đạt 12.100 tỷ đồng, cùng vốn hóa 70.900 tỷ đồng. Năm qua, Masan Consumer - công ty con của Masan Group huy động 200 triệu USD từ KKR để thực hiện các thương vụ M&A như mua cổ phần chi phối Nước khoáng Vĩnh Hảo và Bia Phú Yên. Ảnh: Các sản phẩm của Masan Consumer. Cũng trong lĩnh vực đầu tư đa ngành, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được vinh danh trong danh sách công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Năm 2013, tập đoàn này rút lui khỏi lĩnh vực bất động sản và bán lại các nhà máy thủy điện để tập trung vào mảng nông nghiệp. Việc tái cơ cấu khiến doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế tăng, đạt 972 tỷ đồng, vốn hóa 18.960 tỷ đồng. Ảnh: Trụ sở tập đoàn ở TP Pleiku. Ở lĩnh vực dầu khí, 2 cái tên "sừng sỏ" được nhắc tới là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD). Năm 2013, doanh thu của PVS đạt 25.420 tỷ đồng, trong khi đó, doanh thu của PVD đạt 14.860 tỷ đồng. Vốn hóa của PVS là 11.750 tỷ đồng, còn của PVD là 22.850 tỷ đồng.Ở lĩnh vực tài chính, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) cũng thuộc top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam. Năm 2013, trong khi các ngân hàng phải vật lộn xử lý bằng cân đối tài sản thì MBB tăng cường hoạt động bán buôn với các khách hàng doanh nghiệp, ưu tiên bảo vệ chất lượng tài sản, doanh thu đạt 14.430 tỷ đồng, vốn hóa 15.871 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đại diện duy nhất của ngành ngân hàng có mặt trong danh sách bình chọn của Forbes liên tiếp trong 2 năm qua. Năm 2013, Vietcombank đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế tương ứng là 31.040 tỷ đồng và 4.358 tỷ đồng, vốn hóa 67.200 tỷ đồng. Tập đoàn Bảo Việt (cổ phiếu BVH) lọt top này, giá trị vốn hóa tại ngày 16/6/2014 của tập đoàn đạt 27.286 tỷ đồng. Năm 2013, Bảo Việt tiếp tục khẳng định vị trí trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ với 23,1% thị phần, dẫn đầu thị trường. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh thu khai thác mới của Bảo Việt tăng trưởng 24%.Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đứng đầu danh sách, chiếm gần 50% thị trường Sữa Việt Nam với doanh thu năm 2013 tăng 16%, đạt 31.586 tỷ đồng. Vinamilk công bố năm 2014 đầu tư 3.000 tỷ đồng cho 4 trang trại mới trong kế hoạch tăng đàn bò lên 46.000 con. Vinamilk có vốn hóa thuộc hàng "khủng" với 117.515 tỷ đồng.
Cũng trong lĩnh vực tiêu dùng, PV Gas gây choáng với vốn hóa 183.810 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12.287 tỷ đồng, dẫn đầu cả 2 sàn chứng khoán. Kết quả kinh doanh ấn tượng có được nhờ giá bán khí tăng. Công ty được độc quyền trong việc cung cấp và khai thác nguồn khí thô phân khúc trung và hạ nguồn.
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC) của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng đứng đầu lĩnh vực bất động sản và xây lắp. Theo công bố của Forbes, Vingroup có giá trị vốn hóa 60.887 tỷ đồng, doanh thu 18.379 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.149 tỷ đồng. Ảnh: Royal City của Vingroup.
FPT là công ty công nghệ duy nhất lọt danh sách này. Công ty này đạt doanh thu năm 2013 là 28.640 tỷ đồng, vốn hóa là 18.570 tỷ đồng. Dự báo, FPT tiếp tục hưởng lợi từ chính sách phát triển thị trường IT của Chính phủ với vị trí nhà tích hợp hệ thống lớn nhất trong nhiều ngành nghề. Ảnh: Trụ sở của FPT Telecom của Tập đoàn FPT.
Ở lĩnh vực đầu tư đa ngành, Masan Group lọt danh sách với doanh thu năm 2013 đạt 12.100 tỷ đồng, cùng vốn hóa 70.900 tỷ đồng. Năm qua, Masan Consumer - công ty con của Masan Group huy động 200 triệu USD từ KKR để thực hiện các thương vụ M&A như mua cổ phần chi phối Nước khoáng Vĩnh Hảo và Bia Phú Yên. Ảnh: Các sản phẩm của Masan Consumer.
Cũng trong lĩnh vực đầu tư đa ngành, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được vinh danh trong danh sách công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Năm 2013, tập đoàn này rút lui khỏi lĩnh vực bất động sản và bán lại các nhà máy thủy điện để tập trung vào mảng nông nghiệp. Việc tái cơ cấu khiến doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế tăng, đạt 972 tỷ đồng, vốn hóa 18.960 tỷ đồng. Ảnh: Trụ sở tập đoàn ở TP Pleiku.
Ở lĩnh vực dầu khí, 2 cái tên "sừng sỏ" được nhắc tới là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD). Năm 2013, doanh thu của PVS đạt 25.420 tỷ đồng, trong khi đó, doanh thu của PVD đạt 14.860 tỷ đồng. Vốn hóa của PVS là 11.750 tỷ đồng, còn của PVD là 22.850 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực tài chính, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) cũng thuộc top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam. Năm 2013, trong khi các ngân hàng phải vật lộn xử lý bằng cân đối tài sản thì MBB tăng cường hoạt động bán buôn với các khách hàng doanh nghiệp, ưu tiên bảo vệ chất lượng tài sản, doanh thu đạt 14.430 tỷ đồng, vốn hóa 15.871 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đại diện duy nhất của ngành ngân hàng có mặt trong danh sách bình chọn của Forbes liên tiếp trong 2 năm qua. Năm 2013, Vietcombank đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế tương ứng là 31.040 tỷ đồng và 4.358 tỷ đồng, vốn hóa 67.200 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt (cổ phiếu BVH) lọt top này, giá trị vốn hóa tại ngày 16/6/2014 của tập đoàn đạt 27.286 tỷ đồng. Năm 2013, Bảo Việt tiếp tục khẳng định vị trí trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ với 23,1% thị phần, dẫn đầu thị trường. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh thu khai thác mới của Bảo Việt tăng trưởng 24%.
Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đứng đầu danh sách, chiếm gần 50% thị trường Sữa Việt Nam với doanh thu năm 2013 tăng 16%, đạt 31.586 tỷ đồng. Vinamilk công bố năm 2014 đầu tư 3.000 tỷ đồng cho 4 trang trại mới trong kế hoạch tăng đàn bò lên 46.000 con. Vinamilk có vốn hóa thuộc hàng "khủng" với 117.515 tỷ đồng.
Cũng trong lĩnh vực tiêu dùng, PV Gas gây choáng với vốn hóa 183.810 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12.287 tỷ đồng, dẫn đầu cả 2 sàn chứng khoán. Kết quả kinh doanh ấn tượng có được nhờ giá bán khí tăng. Công ty được độc quyền trong việc cung cấp và khai thác nguồn khí thô phân khúc trung và hạ nguồn.