Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống mỗi con người chúng ta trở nên quá bận rộn với rất nhiều thứ phải lo toan. Điều đó khiến chúng ta phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: Trung Hiếu.Gia đình, công việc, xã hội, bạn bè và rất nhiều thứ khác khiến mỗi người chúng ta trở nên căng cứng, nhiều khi chúng ta phải gồng mình để chống chọi với chúng. Nó làm cho chúng ta trở nên dễ cáu gắt, làm việc không hiệu quả, xử lý các mối quan hệ thiếu khôn khéo. Ảnh: Trung Hiếu. Hiểu được những áp lực cuộc sống của con người, quý thầy chùa Hoằng Phúc ở Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình đã tổ chức các buổi thiền trà, giúp mọi người học cách buông bỏ những tham, sân, si để thư giãn tinh thần, vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống. Ảnh: Trung Hiếu.Thiền trà là một pháp môn thực tập thú vị trong đạo Phật. Đó là cách vận dụng thiền một cách linh động với hình thức thực hiện cơ bản là uống trà trong chánh niệm, nghe quý thầy chia sẻ đạo lý tập trung vào một chủ đề nhất định. Ảnh: Trung Hiếu.Đại đức Thích Khải Đạo, giám tự chùa Hoằng Phúc, cho biết Trà đạo gắn liền với văn hóa phương Đông, hiện hữu ngay trong sự dân giã nơi cuộc sống thường ngày của xã hội. Trà đã theo con người từ cuộc sống từ sinh đến tử, gắn liền với cuộc sống. Từ sự dân giã con người tìm ra thế giới yên bình, thông qua tách trà để nội soi bản thể, thức tỉnh tâm hồn. Ảnh: Trung Hiếu.Đại đức Khải Đạo cho biết thêm sau khi tham dự buổi thiền trà ở một ngôi chùa phía Bắc, thầy nhận thấy đây là hình thức thư giãn hay và cần được nhân rộng, đặc biệt là ở Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi người dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với Phật giáo. Ảnh: Trung Hiếu.Thông qua các buổi thiền trà, Đại đức Khải Đạo mong muốn tạo ra một không gian sinh hoạt, thư giãn cuối tuần lành mạnh, giúp người dân hiểu thêm về Đạo Phật thông qua sự kết hợp giữa thiền và trà. Ảnh: Trung Hiếu.Thiền trà là nghệ thuật pha trà và uống, từ cảm nhận tinh tế đưa tinh thần ta hòa nhập vào cội nguồn tâm linh. Nguyên tắc Trà đạo ẩn chứa trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng hòa hợp. Ảnh: Trung Hiếu.Trà đạo không có triết lý cao siêu, không phô trương cầu kỳ, chỉ kín đáo, yên tĩnh. Nó đã nghiễm nhiên trở thành loại tín ngưỡng tâm linh đã mê hoặc ngay những tâm hồn nhạy cảm và hướng nội. Ảnh: Trung Hiếu.Không gian tĩnh lặng, những chén trà thơm, giao tiếp nhẹ nhàng đủ nghe, thân tâm tĩnh tại, đó là tất cả những gì bạn có thể gặp tại các buổi thiền trà tại chùa Hoằng Phúc (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) vào tối chủ nhật hàng tuần. Ảnh: Trung Hiếu. Trà đạo không có triết lý cao siêu, không phô trương cầu kỳ, chỉ kín đáo, yên tĩnh. Nó đã nghiễm nhiên trở thành loại tín ngưỡng tâm linh đã mê hoặc ngay những tâm hồn nhạy cảm và hướng nội. Ảnh: Trung Hiếu.Người thưởng trà khi tham gia nghi thức trà lễ là đã tự rũ bỏ tất cả cuộc đời náo nhiệt, quên hết dục vọng và tâm hồn tĩnh lặng như hồ nước. Người thế tục uống trà là để tìm sự an tĩnh cho tâm hồn nhưng với người thiền định thì uống trà là một phương cách để tĩnh tọa. Ảnh: Trung Hiếu.Khi dự các buổi thiền trà, mọi người có thể đặt câu hỏi về những vướng mắc của mình trong cuộc sống và quý thầy sẽ giải đáp, chia sẻ cách vận dụng giáo lý trong Phật giáo để vượt qua những khổ ải trong cuộc sống. Ảnh: Trung Hiếu.Tất cả diễn ra với mục đích buông xả: buông xuống mỏi mệt muộn phiền, buông xuống bản ngã, nhìn đời bằng mắt thương. Phương châm của thiền trà là bây giờ và ở đây, nghĩa là bạn buông xuống mọi cảm xúc của mình ngay lúc này và bỏ lại ở đây, chỉ mang sự bình tâm ra về. Ảnh: Trung Hiếu.
Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống mỗi con người chúng ta trở nên quá bận rộn với rất nhiều thứ phải lo toan. Điều đó khiến chúng ta phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: Trung Hiếu.
Gia đình, công việc, xã hội, bạn bè và rất nhiều thứ khác khiến mỗi người chúng ta trở nên căng cứng, nhiều khi chúng ta phải gồng mình để chống chọi với chúng. Nó làm cho chúng ta trở nên dễ cáu gắt, làm việc không hiệu quả, xử lý các mối quan hệ thiếu khôn khéo. Ảnh: Trung Hiếu.
Hiểu được những áp lực cuộc sống của con người, quý thầy chùa Hoằng Phúc ở Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình đã tổ chức các buổi thiền trà, giúp mọi người học cách buông bỏ những tham, sân, si để thư giãn tinh thần, vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống. Ảnh: Trung Hiếu.
Thiền trà là một pháp môn thực tập thú vị trong đạo Phật. Đó là cách vận dụng thiền một cách linh động với hình thức thực hiện cơ bản là uống trà trong chánh niệm, nghe quý thầy chia sẻ đạo lý tập trung vào một chủ đề nhất định. Ảnh: Trung Hiếu.
Đại đức Thích Khải Đạo, giám tự chùa Hoằng Phúc, cho biết Trà đạo gắn liền với văn hóa phương Đông, hiện hữu ngay trong sự dân giã nơi cuộc sống thường ngày của xã hội. Trà đã theo con người từ cuộc sống từ sinh đến tử, gắn liền với cuộc sống. Từ sự dân giã con người tìm ra thế giới yên bình, thông qua tách trà để nội soi bản thể, thức tỉnh tâm hồn. Ảnh: Trung Hiếu.
Đại đức Khải Đạo cho biết thêm sau khi tham dự buổi thiền trà ở một ngôi chùa phía Bắc, thầy nhận thấy đây là hình thức thư giãn hay và cần được nhân rộng, đặc biệt là ở Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi người dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với Phật giáo. Ảnh: Trung Hiếu.
Thông qua các buổi thiền trà, Đại đức Khải Đạo mong muốn tạo ra một không gian sinh hoạt, thư giãn cuối tuần lành mạnh, giúp người dân hiểu thêm về Đạo Phật thông qua sự kết hợp giữa thiền và trà. Ảnh: Trung Hiếu.
Thiền trà là nghệ thuật pha trà và uống, từ cảm nhận tinh tế đưa tinh thần ta hòa nhập vào cội nguồn tâm linh. Nguyên tắc Trà đạo ẩn chứa trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng hòa hợp. Ảnh: Trung Hiếu.
Trà đạo không có triết lý cao siêu, không phô trương cầu kỳ, chỉ kín đáo, yên tĩnh. Nó đã nghiễm nhiên trở thành loại tín ngưỡng tâm linh đã mê hoặc ngay những tâm hồn nhạy cảm và hướng nội. Ảnh: Trung Hiếu.
Không gian tĩnh lặng, những chén trà thơm, giao tiếp nhẹ nhàng đủ nghe, thân tâm tĩnh tại, đó là tất cả những gì bạn có thể gặp tại các buổi thiền trà tại chùa Hoằng Phúc (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) vào tối chủ nhật hàng tuần. Ảnh: Trung Hiếu.
Trà đạo không có triết lý cao siêu, không phô trương cầu kỳ, chỉ kín đáo, yên tĩnh. Nó đã nghiễm nhiên trở thành loại tín ngưỡng tâm linh đã mê hoặc ngay những tâm hồn nhạy cảm và hướng nội. Ảnh: Trung Hiếu.
Người thưởng trà khi tham gia nghi thức trà lễ là đã tự rũ bỏ tất cả cuộc đời náo nhiệt, quên hết dục vọng và tâm hồn tĩnh lặng như hồ nước. Người thế tục uống trà là để tìm sự an tĩnh cho tâm hồn nhưng với người thiền định thì uống trà là một phương cách để tĩnh tọa. Ảnh: Trung Hiếu.
Khi dự các buổi thiền trà, mọi người có thể đặt câu hỏi về những vướng mắc của mình trong cuộc sống và quý thầy sẽ giải đáp, chia sẻ cách vận dụng giáo lý trong Phật giáo để vượt qua những khổ ải trong cuộc sống. Ảnh: Trung Hiếu.
Tất cả diễn ra với mục đích buông xả: buông xuống mỏi mệt muộn phiền, buông xuống bản ngã, nhìn đời bằng mắt thương. Phương châm của thiền trà là bây giờ và ở đây, nghĩa là bạn buông xuống mọi cảm xúc của mình ngay lúc này và bỏ lại ở đây, chỉ mang sự bình tâm ra về. Ảnh: Trung Hiếu.