Mới nhất, vì để xảy ra lỗi CĐV Malaysia đánh nhau, xô xát với CĐV Việt Nam tại AFF Cup 2014 mà Liên đoàn bóng đá Malaysia đang có nguy cơ phải nhận một án phạt rất nặng. Ảnh: Zing.Dù Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) chưa chính thức công bố hình thức kỷ luật, nhưng chắc chắn Liên đoàn bóng đá Malaysia sẽ phải đối mặt với án phạt rất nghiêm khắc khi không đảm bảo về mặt an ninh, để CĐV mang những vật cứng như chai, lọ vào sân, đánh CĐV Việt Nam khiến nhiều người bị thương. Trước khi bước vào trận gặp ĐT Việt Nam tại bán kết AFF Cup, LĐBĐ Malaysia cũng đã bị AFC phạt 10.000 USD khi để CĐV gây rối trong trận gặp Philippines hồi tháng 3. Ảnh: Zing. Tháng 9/2013, CLB Besiktas của Thổ Nhĩ Kỳ nhận án phạt phải thi đấu 4 trận trên sân không có khán giả, HLV bị cấm chỉ đạo 3 trận và nộp phạt 4.700 euro... vì lỗi để CĐV đội nhà gây ra cảnh bạo loạn đẫm máu. Ảnh: EPA. Trong trận “derby Thổ Nhĩ Kỳ” Besiktas - Galatasaray tại Istanbul tháng 9/2014, một cầu thủ của Galatasaray nhận thẻ đỏ vì hành vi phi thể thao. Ngay sau tình huống đó, rất đông cầu thủ Besiktas đã tràn xuống sân đòi "xử lý" các cầu thủ Galatasaray. Cảnh sát dù sử dụng hơi cay nhưng vẫn bất lực trong khâu khống chế đám đông quá khích. Các CĐV sử dụng mọi đồ vật để đánh đập nhau và tạo nên cảnh tượng chưa từng có trên sân cỏ. Ảnh: WENN. Cũng trong tháng 9/2013, trong trận đấu giữa Atletico-PR và Vasco da Gama ở vòng đấu cuối cùng của giải vô địch Brazil xảy ra ẩu đả kinh hoàng giữa cổ động viên hai đội, vốn hiềm khích từ lâu. Do trận đấu bị gián đoạn nên tỷ số được giữ nguyên tại thời điểm các CĐV bắt đầu làm loạn. LB Vasco da Gama chịu hình phạt không được thi đấu tiếp và phải chấp nhận tỉ số được định đoạt chỉ 10 phút sau khi khai cuộc. Ảnh: PS.Tại vòng loại Euro 2012, Serbia từng bị xử thua 0-3 vì CĐV gây rối trên khán đài trong trận gặp Italy. Ảnh: AP.
Ngoài đánh nhau, các CĐV ở châu Âu còn thường xuyên làm loạn bằng pháo sáng. Hồi tháng 1 năm 2014, trong thời điểm CLB đang thi đấu rất bết bát thì Man Utd lại phải nhận thêm một án phạt tiền từ Liên đoàn bóng đá Anh (FA) do các CĐV Quỷ Đỏ đã đốt pháo sáng, ném xuống sân Ánh sáng của CLB Sunderland khi 2 đội gặp nhau ở bán kết League Cup. Ảnh: D.M.Chán nản vì đội nhà thi đấu quá kém cỏi, các CĐV Man Utd đã đốt pháo sáng, ném xuống sân, ném sang chỗ ngồi của các CĐV Sunderland. Ảnh: D.M. CĐV Chelsea cũng từng khiến đội nhà bị FA phạt 1.000 bảng Anh vì hành động ném lửa xanh xuống sân trong trận Chelsea gặp Southampton hồi tháng 1/2013. Ảnh: PA.Ở cấp đội tuyển quốc gia, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định trừ 6 điểm của đội tuyển Nga tại vòng loại Euro 2016 cũng bởi chính những hành vi quá khích, không kiềm chế được bản thân của các CĐV xứ bạch dương. Các cổ động viên Nga đốt pháo sáng khi vào sân vận động, gây gổ đánh nhau với các CĐV CH Czech, Ukraine khi rời sân tại khu vực công cộng dành cho các cổ động viên.
Mới nhất, vì để xảy ra lỗi CĐV Malaysia đánh nhau, xô xát với CĐV Việt Nam tại AFF Cup 2014 mà Liên đoàn bóng đá Malaysia đang có nguy cơ phải nhận một án phạt rất nặng. Ảnh: Zing.
Dù Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) chưa chính thức công bố hình thức kỷ luật, nhưng chắc chắn Liên đoàn bóng đá Malaysia sẽ phải đối mặt với án phạt rất nghiêm khắc khi không đảm bảo về mặt an ninh, để CĐV mang những vật cứng như chai, lọ vào sân, đánh CĐV Việt Nam khiến nhiều người bị thương. Trước khi bước vào trận gặp ĐT Việt Nam tại bán kết AFF Cup, LĐBĐ Malaysia cũng đã bị AFC phạt 10.000 USD khi để CĐV gây rối trong trận gặp Philippines hồi tháng 3. Ảnh: Zing.
Tháng 9/2013, CLB Besiktas của Thổ Nhĩ Kỳ nhận án phạt phải thi đấu 4 trận trên sân không có khán giả, HLV bị cấm chỉ đạo 3 trận và nộp phạt 4.700 euro... vì lỗi để CĐV đội nhà gây ra cảnh bạo loạn đẫm máu. Ảnh: EPA.
Trong trận “derby Thổ Nhĩ Kỳ” Besiktas - Galatasaray tại Istanbul tháng 9/2014, một cầu thủ của Galatasaray nhận thẻ đỏ vì hành vi phi thể thao. Ngay sau tình huống đó, rất đông cầu thủ Besiktas đã tràn xuống sân đòi "xử lý" các cầu thủ Galatasaray. Cảnh sát dù sử dụng hơi cay nhưng vẫn bất lực trong khâu khống chế đám đông quá khích. Các CĐV sử dụng mọi đồ vật để đánh đập nhau và tạo nên cảnh tượng chưa từng có trên sân cỏ. Ảnh: WENN.
Cũng trong tháng 9/2013, trong trận đấu giữa Atletico-PR và Vasco da Gama ở vòng đấu cuối cùng của giải vô địch Brazil xảy ra ẩu đả kinh hoàng giữa cổ động viên hai đội, vốn hiềm khích từ lâu. Do trận đấu bị gián đoạn nên tỷ số được giữ nguyên tại thời điểm các CĐV bắt đầu làm loạn. LB Vasco da Gama chịu hình phạt không được thi đấu tiếp và phải chấp nhận tỉ số được định đoạt chỉ 10 phút sau khi khai cuộc. Ảnh: PS.
Tại vòng loại Euro 2012, Serbia từng bị xử thua 0-3 vì CĐV gây rối trên khán đài trong trận gặp Italy. Ảnh: AP.
Ngoài đánh nhau, các CĐV ở châu Âu còn thường xuyên làm loạn bằng pháo sáng. Hồi tháng 1 năm 2014, trong thời điểm CLB đang thi đấu rất bết bát thì Man Utd lại phải nhận thêm một án phạt tiền từ Liên đoàn bóng đá Anh (FA) do các CĐV Quỷ Đỏ đã đốt pháo sáng, ném xuống sân Ánh sáng của CLB Sunderland khi 2 đội gặp nhau ở bán kết League Cup. Ảnh: D.M.
Chán nản vì đội nhà thi đấu quá kém cỏi, các CĐV Man Utd đã đốt pháo sáng, ném xuống sân, ném sang chỗ ngồi của các CĐV Sunderland. Ảnh: D.M.
CĐV Chelsea cũng từng khiến đội nhà bị FA phạt 1.000 bảng Anh vì hành động ném lửa xanh xuống sân trong trận Chelsea gặp Southampton hồi tháng 1/2013. Ảnh: PA.
Ở cấp đội tuyển quốc gia, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định trừ 6 điểm của đội tuyển Nga tại vòng loại Euro 2016 cũng bởi chính những hành vi quá khích, không kiềm chế được bản thân của các CĐV xứ bạch dương.
Các cổ động viên Nga đốt pháo sáng khi vào sân vận động, gây gổ đánh nhau với các CĐV CH Czech, Ukraine khi rời sân tại khu vực công cộng dành cho các cổ động viên.