Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng viên hàng đầu cho đề cử của Đảng Dân chủ để đối đầu với đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, đã đưa ra kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050 đưa nước Mỹ trở thành nền kinh tế sử dụng 100% năng lượng sạch và lượng khí thải giảm xuống mức bằng 0. (Nguồn ảnh: Reuters)Kế hoạch của ông Joe Biden cũng bao gồm giải pháp lắp đặt 500.000 trạm sạc xe điện vào năm 2030, đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris, đồng thời đầu tư 400 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch.Kế hoạch đối phó biến đổi khí hậu của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders mang tên Green New Deal (Thỏa thuận Xanh Mới) huy động 16,3 nghìn tỷ USD để sản xuất điện cho toàn nước Mỹ từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, loại bỏ xe chạy bằng xăng, ủng hộ các phương tiện công cộng,...Bản kế hoạch này cũng cấm các nhà máy hạt nhân mới.Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đến từ bang Massachusetts vạch ra kế hoạch khí hậu trị giá 3 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 hầu hết các phương tiện mới đều có lượng phát thải bằng 0.Thị trưởng Pete Buttigieg đang cố gắng thu hút sự ủng hộ của cử tri bằng cách nhắc nhở họ rằng thế hệ của ông đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất từ biến đổi khí hậu. Thị trưởng Pete ủng hộ việc đánh thuế carbon, đồng thời nhấn mạnh về rủi ro khí hậu đối với an ninh.Thượng nghị sĩ Kamala Harris đến từ California công bố kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 10 nghìn tỷ USD. Kế hoạch này sẽ chấm dứt sự ủng hộ của liên bang đối với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch cũng như nâng hình phạt đối với những đối tượng "xả" khí thải ra môi trường.Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của cựu nghị sĩ Beto O'Rourke trị giá 5 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050, lượng khí thải carbon của Mỹ sẽ giảm xuống mức bằng 0.Ngày 3/9, ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiềm năng của Đảng Dân chủ Cory Booker đã công bố một kế hoạch khí hậu trị giá 3.000 tỷ USD, cam kết cắt giảm mạnh việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo. Được biết, ông Booker cũng là một người ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới.Cựu Bộ trưởng Nhà ở Julian Castro muốn thành lập quỹ cơ sở hạ tầng xanh trị giá 200 tỷ USD như là một phần của kế hoạch nhà ở rộng hơn để bảo vệ cộng đồng dân cư trước thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Ông Castro đã đóng cửa một nhà máy than lớn ở San Antonio và đặt ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo.Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đến từ Minnesota là một người ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới ngay từ đầu. Bà cam kết nếu đắc cử (tổng thống) sẽ dành 100 ngày đầu tiên để đối phó biến đổi khí hậu bằng cách khôi phục một số chính sách thời cựu Tổng thống Obama.Doanh nhân Andrew Yang đưa ra kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 4,87 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050, lượng phát thải sẽ giảm xuống mức bằng 0. Ngoài ra, bản kế hoạch này tập trung vào hiện đại hóa mạng lưới điện, đánh thuế carbon với đối tượng gây ô nhiễm,... Mời độc giả xem thêm video: Ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ (Nguồn: VTC1)
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng viên hàng đầu cho đề cử của Đảng Dân chủ để đối đầu với đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, đã đưa ra kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050 đưa nước Mỹ trở thành nền kinh tế sử dụng 100% năng lượng sạch và lượng khí thải giảm xuống mức bằng 0. (Nguồn ảnh: Reuters)
Kế hoạch của ông Joe Biden cũng bao gồm giải pháp lắp đặt 500.000 trạm sạc xe điện vào năm 2030, đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris, đồng thời đầu tư 400 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch.
Kế hoạch đối phó biến đổi khí hậu của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders mang tên Green New Deal (Thỏa thuận Xanh Mới) huy động 16,3 nghìn tỷ USD để sản xuất điện cho toàn nước Mỹ từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, loại bỏ xe chạy bằng xăng, ủng hộ các phương tiện công cộng,...Bản kế hoạch này cũng cấm các nhà máy hạt nhân mới.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đến từ bang Massachusetts vạch ra kế hoạch khí hậu trị giá 3 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 hầu hết các phương tiện mới đều có lượng phát thải bằng 0.
Thị trưởng Pete Buttigieg đang cố gắng thu hút sự ủng hộ của cử tri bằng cách nhắc nhở họ rằng thế hệ của ông đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất từ biến đổi khí hậu. Thị trưởng Pete ủng hộ việc đánh thuế carbon, đồng thời nhấn mạnh về rủi ro khí hậu đối với an ninh.
Thượng nghị sĩ Kamala Harris đến từ California công bố kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 10 nghìn tỷ USD. Kế hoạch này sẽ chấm dứt sự ủng hộ của liên bang đối với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch cũng như nâng hình phạt đối với những đối tượng "xả" khí thải ra môi trường.
Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của cựu nghị sĩ Beto O'Rourke trị giá 5 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050, lượng khí thải carbon của Mỹ sẽ giảm xuống mức bằng 0.
Ngày 3/9, ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiềm năng của Đảng Dân chủ Cory Booker đã công bố một kế hoạch khí hậu trị giá 3.000 tỷ USD, cam kết cắt giảm mạnh việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo. Được biết, ông Booker cũng là một người ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới.
Cựu Bộ trưởng Nhà ở Julian Castro muốn thành lập quỹ cơ sở hạ tầng xanh trị giá 200 tỷ USD như là một phần của kế hoạch nhà ở rộng hơn để bảo vệ cộng đồng dân cư trước thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Ông Castro đã đóng cửa một nhà máy than lớn ở San Antonio và đặt ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo.
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đến từ Minnesota là một người ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới ngay từ đầu. Bà cam kết nếu đắc cử (tổng thống) sẽ dành 100 ngày đầu tiên để đối phó biến đổi khí hậu bằng cách khôi phục một số chính sách thời cựu Tổng thống Obama.
Doanh nhân Andrew Yang đưa ra kế hoạch chống biến đổi khí hậu trị giá 4,87 nghìn tỷ USD, trong đó có mục tiêu đến năm 2050, lượng phát thải sẽ giảm xuống mức bằng 0. Ngoài ra, bản kế hoạch này tập trung vào hiện đại hóa mạng lưới điện, đánh thuế carbon với đối tượng gây ô nhiễm,...
Mời độc giả xem thêm video: Ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ (Nguồn: VTC1)