Pháo phòng không đã xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất, khi súng máy và đại bác được sử dụng để bắn hạ những cỗ máy biết bay mới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa số máy bay ném bom của quân Đồng minh bị bắn hạ ở Đức có thể là nạn nhân của "flak" - phiên bản rút gọn của một từ tiếng Đức chỉ súng phòng không thời những năm 1930.Tuy nhiên, đến những năm 1950, sự ra đời của máy bay phản lực với tốc độ và tầm bay cao đã khiến đại bác và súng máy trở nên ít hữu dụng hơn so với tên lửa dẫn đường, vốn có thể bay với vận tốc Mach 4 và đạt độ cao 100.000 feet.Nhưng Nga hiện đang tấn công các thành phố và nhà máy điện của Ukraine bằng làn sóng máy bay không người lái và tên lửa hành trình , và Ukraine đang gửi máy bay không người lái của mình để theo dõi xe tăng và pháo binh của Nga. Vì vậy, yêu cầu về các hệ thống có thể chống lại máy bay tầm thấp lại trở nên cần thiết.Nga và Ukraine đều đang sử dụng súng phòng không S-60 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1940. Nhưng ngay cả những loại pháo phòng không do Liên Xô thiết kế gần đây, chẳng hạn như ZSU-23-4 Shilka thời Chiến tranh Lạnh và 2S6 Tunguska cũng chỉ được sử dụng hạn chế để chống lại máy bay không người lái.Do kích thước, hình dạng tương đối nhỏ, bay ở độ cao thấp và tốc độ thấp, các loại pháo phòng không tự hành (SPAAG) cũ của Liên Xô và Nga như Shilka và Tunguska cũng gặp khó khăn trong việc bắn hạ Shahed-136 một cách đáng tin cậyĐức đã cam kết sẽ cung cấp 50 hệ thống phòng không Gepard đến Ukraine. Một số chuyên gia cũng đã thúc giục Hoa Kỳ gửi pháo M163 từ những năm 1960, hay pháo Vulcan 20 mm gắn trên xe bọc thép chở quân M113, mặc dù đang thiếu bộ radar tích hợp phát hiện mục tiêu. Ukraine hiện đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về phòng không. Tên lửa do phương Tây sản xuất rất hiệu quả để chống lại máy bay phản lực và tên lửa hành trình của Nga, nhưng Ukraine không nhận đủ tên lửa phòng không dự phòng với mật độ khai hỏa hiện tại. MANPADS có hiệu trong việc bắn hạ máy bay cảm tử không người lái và thậm chí cả tên lửa hành trình, nhưng có tầm bắn ngắn - cùng với tiền tuyến dài 1.000 dặm của Ukraine - có nghĩa là sẽ cần một số lượng lớn để bảo vệ quân đội ở tiền tuyến và cơ sở hạ tầng ở hậu phương.UAV Shahed-136 đơn giản và không đặc biệt khó đánh chặn, nhưng hầu hết các phương tiện hiện tại để làm như vậy đều quá đắt hoặc cần sử dụng số lượng vũ khí cần thiết cho các nhiệm vụ phòng thủ khác.Súng phòng không cũ hơn cũng mang lại lợi thế chính. Bởi, các quốc gia khác không cần cân nhắc quá nhiều về nguy cơ căng thẳng leo thang như với các loại vũ khí tầm xa cho phép Ukraine có thể khai hỏa tấn công vào lãnh thổ Nga.
Pháo phòng không đã xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất, khi súng máy và đại bác được sử dụng để bắn hạ những cỗ máy biết bay mới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa số máy bay ném bom của quân Đồng minh bị bắn hạ ở Đức có thể là nạn nhân của "flak" - phiên bản rút gọn của một từ tiếng Đức chỉ súng phòng không thời những năm 1930.
Tuy nhiên, đến những năm 1950, sự ra đời của máy bay phản lực với tốc độ và tầm bay cao đã khiến đại bác và súng máy trở nên ít hữu dụng hơn so với tên lửa dẫn đường, vốn có thể bay với vận tốc Mach 4 và đạt độ cao 100.000 feet.
Nhưng Nga hiện đang tấn công các thành phố và nhà máy điện của Ukraine bằng làn sóng máy bay không người lái và tên lửa hành trình , và Ukraine đang gửi máy bay không người lái của mình để theo dõi xe tăng và pháo binh của Nga. Vì vậy, yêu cầu về các hệ thống có thể chống lại máy bay tầm thấp lại trở nên cần thiết.
Nga và Ukraine đều đang sử dụng súng phòng không S-60 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1940. Nhưng ngay cả những loại pháo phòng không do Liên Xô thiết kế gần đây, chẳng hạn như ZSU-23-4 Shilka thời Chiến tranh Lạnh và 2S6 Tunguska cũng chỉ được sử dụng hạn chế để chống lại máy bay không người lái.
Do kích thước, hình dạng tương đối nhỏ, bay ở độ cao thấp và tốc độ thấp, các loại pháo phòng không tự hành (SPAAG) cũ của Liên Xô và Nga như Shilka và Tunguska cũng gặp khó khăn trong việc bắn hạ Shahed-136 một cách đáng tin cậy
Đức đã cam kết sẽ cung cấp 50 hệ thống phòng không Gepard đến Ukraine. Một số chuyên gia cũng đã thúc giục Hoa Kỳ gửi pháo M163 từ những năm 1960, hay pháo Vulcan 20 mm gắn trên xe bọc thép chở quân M113, mặc dù đang thiếu bộ radar tích hợp phát hiện mục tiêu.
Ukraine hiện đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về phòng không. Tên lửa do phương Tây sản xuất rất hiệu quả để chống lại máy bay phản lực và tên lửa hành trình của Nga, nhưng Ukraine không nhận đủ tên lửa phòng không dự phòng với mật độ khai hỏa hiện tại.
MANPADS có hiệu trong việc bắn hạ máy bay cảm tử không người lái và thậm chí cả tên lửa hành trình, nhưng có tầm bắn ngắn - cùng với tiền tuyến dài 1.000 dặm của Ukraine - có nghĩa là sẽ cần một số lượng lớn để bảo vệ quân đội ở tiền tuyến và cơ sở hạ tầng ở hậu phương.
UAV Shahed-136 đơn giản và không đặc biệt khó đánh chặn, nhưng hầu hết các phương tiện hiện tại để làm như vậy đều quá đắt hoặc cần sử dụng số lượng vũ khí cần thiết cho các nhiệm vụ phòng thủ khác.
Súng phòng không cũ hơn cũng mang lại lợi thế chính. Bởi, các quốc gia khác không cần cân nhắc quá nhiều về nguy cơ căng thẳng leo thang như với các loại vũ khí tầm xa cho phép Ukraine có thể khai hỏa tấn công vào lãnh thổ Nga.