Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Bhutan và Brunei,... nằm trong số những quốc gia ở Châu Á đang theo chế độ quân chủ, với vua là người đứng đầu. Tuy nhiên, đa số các vị Vua, Sultan và Thiên hoàng ở Châu Á chỉ có vai trò biểu tượng, lễ nghi, ngoại trừ Sultan Brunei. Ảnh: Thiên hoàng Akihito của Nhật Bản. Ảnh: HM.Trong đó, Thiên hoàng Nhật Bản Akihito hiện là vị vua có thời gian tại vị lâu thứ 21 trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: DW.Dự kiến, ông sẽ thoái vị vào ngày 30/4/2019 theo quyết định của Hội đồng Hoàng gia Nhật Bản, và người kế vị là Hoàng thái tử Naruhito. Ảnh: BBC.Được biết, triều đại Akihito có cội nguồn từ năm 660 TCN và đây là triều đại quân chủ kế vị xuyên suốt lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: LM.Thái Lan là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người qua đời vào năm 2016, là vị nguyên thủ quốc gia có thời gian tại vị lâu nhất thế giới. Ảnh: People.Ông Maha Vajiralongkorn là con trai duy nhất của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Ảnh: BBC.Sau khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej qua đời năm 2016, chính quyền quân sự khẳng định địa vị của ông Vajiralongkorn là người kế vị làm vua Thái Lan. Ảnh: SU.Đương kim Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk. Ảnh: Phnom Penh Post.Được biết, Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia Campuchia gồm 9 thành viên chịu trách nhiệm về việc lựa chọn Quốc vương Campuchia. Hội đồng được thành lập theo Hiến pháp ngày 24/9/1993. Quốc vương Campuchia có quyền trị vì nhưng không nắm quyền và lựa chọn người kế vị. Ảnh: FP.Tại Malaysia, quốc vương được suy tôn theo hình thức bầu chọn và việc bầu chọn ra quốc vương được diễn ra 5 năm một lần, được tiến hành bởi Hội nghị các quân chủ Malaysia. Ảnh: Bernama.Quốc vương Malaysia được bầu chọn từ các Sultan của 9 bang hồi giáo trên Bán đảo Mã Lai. 9 tiểu vương đứng đầu 9 bang Hồi giáo của Malaysia thay phiên nhau nắm giữ ngai vàng. Vua Malaysia cũng chủ yếu có vai trò về nghi lễ, quyền hạn thật sự nằm trong tay Hội đồng Bộ trưởng Liên Bang, đứng đầu là Thủ tướng. Ảnh: MSN.Đương kim Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck (Vua Rồng của Bhutan) là vị nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới cho đến năm 2011. Được biết, Bhutan chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến vào năm 2008 và tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên. Ảnh: Stuff.Ông Hassanal Bolkiah là vị Sultan thứ 29 của đất nước Brunei. Quốc vương Hassanal Bolkiah vốn nổi tiếng là giàu có với tài nguyên dầu mỏ dồi dào của đất nước Brunei, sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ảnh: TM.Sultan của Vương quốc Brunei cai trị chế độ quân chủ chuyên chế. Ông kiêm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Brunei. Ảnh: ABC.Mời độc giả xem thêm video về Thiên hoàng Nhật Bản Akihito (Nguồn: CNN)
Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Bhutan và Brunei,... nằm trong số những quốc gia ở Châu Á đang theo chế độ quân chủ, với vua là người đứng đầu. Tuy nhiên, đa số các vị Vua, Sultan và Thiên hoàng ở Châu Á chỉ có vai trò biểu tượng, lễ nghi, ngoại trừ Sultan Brunei. Ảnh: Thiên hoàng Akihito của Nhật Bản. Ảnh: HM.
Trong đó, Thiên hoàng Nhật Bản Akihito hiện là vị vua có thời gian tại vị lâu thứ 21 trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: DW.
Dự kiến, ông sẽ thoái vị vào ngày 30/4/2019 theo quyết định của Hội đồng Hoàng gia Nhật Bản, và người kế vị là Hoàng thái tử Naruhito. Ảnh: BBC.
Được biết, triều đại Akihito có cội nguồn từ năm 660 TCN và đây là triều đại quân chủ kế vị xuyên suốt lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: LM.
Thái Lan là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người qua đời vào năm 2016, là vị nguyên thủ quốc gia có thời gian tại vị lâu nhất thế giới. Ảnh: People.
Ông Maha Vajiralongkorn là con trai duy nhất của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Ảnh: BBC.
Sau khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej qua đời năm 2016, chính quyền quân sự khẳng định địa vị của ông Vajiralongkorn là người kế vị làm vua Thái Lan. Ảnh: SU.
Đương kim Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk. Ảnh: Phnom Penh Post.
Được biết, Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia Campuchia gồm 9 thành viên chịu trách nhiệm về việc lựa chọn Quốc vương Campuchia. Hội đồng được thành lập theo Hiến pháp ngày 24/9/1993. Quốc vương Campuchia có quyền trị vì nhưng không nắm quyền và lựa chọn người kế vị. Ảnh: FP.
Tại Malaysia, quốc vương được suy tôn theo hình thức bầu chọn và việc bầu chọn ra quốc vương được diễn ra 5 năm một lần, được tiến hành bởi Hội nghị các quân chủ Malaysia. Ảnh: Bernama.
Quốc vương Malaysia được bầu chọn từ các Sultan của 9 bang hồi giáo trên Bán đảo Mã Lai. 9 tiểu vương đứng đầu 9 bang Hồi giáo của Malaysia thay phiên nhau nắm giữ ngai vàng. Vua Malaysia cũng chủ yếu có vai trò về nghi lễ, quyền hạn thật sự nằm trong tay Hội đồng Bộ trưởng Liên Bang, đứng đầu là Thủ tướng. Ảnh: MSN.
Đương kim Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck (Vua Rồng của Bhutan) là vị nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới cho đến năm 2011. Được biết, Bhutan chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến vào năm 2008 và tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên. Ảnh: Stuff.
Ông Hassanal Bolkiah là vị Sultan thứ 29 của đất nước Brunei. Quốc vương Hassanal Bolkiah vốn nổi tiếng là giàu có với tài nguyên dầu mỏ dồi dào của đất nước Brunei, sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ảnh: TM.
Sultan của Vương quốc Brunei cai trị chế độ quân chủ chuyên chế. Ông kiêm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Brunei. Ảnh: ABC.
Mời độc giả xem thêm video về Thiên hoàng Nhật Bản Akihito (Nguồn: CNN)