Thảm họa sân bay Tenerife, Tây Ban Nha (1977) là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không. Do sương mù dày đặc, không có radar mặt đất và thông tin sai lệch khiến hai chiếc Boeing 747 là KLM Flight 4805 và Pan Am Flight 1736 va chạm với nhau trên đường băng, cướp đi sinh mạng của 583 hành khách.Chuyến bay 123 của Japan Airlines cho tới nay vẫn là thảm họa hàng không tồi tệ nhất liên quan đến duy nhất một chiếc máy bay, khi nó đâm vào một khu vực thuộc núi Takamagahara, cách Tokyo khoảng 100 km, khiến 524 người thiệt mạng.Vụ va chạm trên không giữa chuyến bay số hiệu 763 của Saudi Arabian Airlines và chuyến bay số hiệu 1907 của hãng hàng không Kazakhstan tại Charkhi Dadri (1996), khiến 349 người thiệt mạng, cho tới nay vẫn là vụ va chạm giữa không trung tồi tệ nhất. Nguyên nhân xuất phát từ kỹ năng tiếng Anh hạn chế của phi công cũng như không có radar giám sát thứ cấp.Chuyến bay 981 của Turkish Airlines được mô tả là thảm hoạ hàng không Ermenonville, giết chết tất cả 346 người trên khoang.Chuyến bay 191 của American Airlines (1979) là vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất nước Mỹ cướp đi sinh mạng của toàn bộ 273 người trên khoang cũng như 2 người dưới mặt đất.Chỉ vài phút sau khi cất cánh, do trục trặc thiết bị, chuyến bay 855 của Air India (1978) đã bị rơi xuống biển khiến tất cả 213 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.Chuyến bay 812 của Air India Express (2010) là tai nạn hàng không thảm khốc thứ 3 xảy ra ở Ấn Độ, cướp đi sinh mạng của 158 hành khách.Chuyến bay 587 của American Airlines (2001) là tai nạn tồi tệ thứ 2 của hàng không Mỹ. Do lỗi của phi công, chuyến bay bị rơi ngay sau khi cất cánh khiến 260 người thiệt mạng.Cho tới nay, tung tích của máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines (2014) cũng như số phận 239 hành khách vẫn là một ẩn số.Chuyến bay 140 của China Airlines (1994) là tai nạn tồi tệ nhất của hãng hàng không này khi cướp đi sinh mạng của 264 hành khách.
Thảm họa sân bay Tenerife, Tây Ban Nha (1977) là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không. Do sương mù dày đặc, không có radar mặt đất và thông tin sai lệch khiến hai chiếc Boeing 747 là KLM Flight 4805 và Pan Am Flight 1736 va chạm với nhau trên đường băng, cướp đi sinh mạng của 583 hành khách.
Chuyến bay 123 của Japan Airlines cho tới nay vẫn là thảm họa hàng không tồi tệ nhất liên quan đến duy nhất một chiếc máy bay, khi nó đâm vào một khu vực thuộc núi Takamagahara, cách Tokyo khoảng 100 km, khiến 524 người thiệt mạng.
Vụ va chạm trên không giữa chuyến bay số hiệu 763 của Saudi Arabian Airlines và chuyến bay số hiệu 1907 của hãng hàng không Kazakhstan tại Charkhi Dadri (1996), khiến 349 người thiệt mạng, cho tới nay vẫn là vụ va chạm giữa không trung tồi tệ nhất. Nguyên nhân xuất phát từ kỹ năng tiếng Anh hạn chế của phi công cũng như không có radar giám sát thứ cấp.
Chuyến bay 981 của Turkish Airlines được mô tả là thảm hoạ hàng không Ermenonville, giết chết tất cả 346 người trên khoang.
Chuyến bay 191 của American Airlines (1979) là vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất nước Mỹ cướp đi sinh mạng của toàn bộ 273 người trên khoang cũng như 2 người dưới mặt đất.
Chỉ vài phút sau khi cất cánh, do trục trặc thiết bị, chuyến bay 855 của Air India (1978) đã bị rơi xuống biển khiến tất cả 213 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Chuyến bay 812 của Air India Express (2010) là tai nạn hàng không thảm khốc thứ 3 xảy ra ở Ấn Độ, cướp đi sinh mạng của 158 hành khách.
Chuyến bay 587 của American Airlines (2001) là tai nạn tồi tệ thứ 2 của hàng không Mỹ. Do lỗi của phi công, chuyến bay bị rơi ngay sau khi cất cánh khiến 260 người thiệt mạng.
Cho tới nay, tung tích của máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines (2014) cũng như số phận 239 hành khách vẫn là một ẩn số.
Chuyến bay 140 của China Airlines (1994) là tai nạn tồi tệ nhất của hãng hàng không này khi cướp đi sinh mạng của 264 hành khách.