Ngay sau quyết định đảo ngược đạo luật Roe v Wade của Tòa án Tối cao Mỹ hôm 24/6, nhằm loại bỏ cơ sở pháp lý cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ, hàng trăm người đã tập trung trước tòa án để phản đối. Với phán quyết này, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác.Người biểu tình tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington, vào ngày 24/6, trong đó có Serena Steiner, một trợ lý pháp lý 35 tuổi đến từ Alexandria, Virginia. Cô đã rơm rớm nước mắt khi chia sẻ quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chị của mình và những phụ nữ khác trên toàn quốc. Steiner đã nhắn tin cho các chị gái của mình sau khi có tin tức về phán quyết, cô khuyến khích họ đặt vòng tránh thai và nói: "Vĩnh biệt Roe v. Wade"."Tôi không muốn họ bị ép phải có những đứa con mà họ không muốn có", Steiner nói thêm. Cô cũng chia sẻ bản thân từng "được hưởng lợi từ việc tiếp cận dịch vụ phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên", và muốn tất cả những ai có nhu cầu đều có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe này. Tuy nhiên, cô không ngạc nhiên về phán quyết. Trong ảnh, các nhà hoạt động ủng hộ quyền được phá thai tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington, mang theo dòng chữ: "Cơ thể của tôi, lựa chọn của tôi".Bên trong Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu lên án quyết định loại bỏ quyền phá thai của Tòa án Tối cao Mỹ là "sai lầm bi thảm". Ông gọi đây là ngày buồn đối với tòa án và cả nước Mỹ. “Khi (Roe v Wade) bị loại bỏ, điều rõ ràng là sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ ở quốc gia này đang gặp nguy hiểm”, nhà lãnh đạo Mỹ nói. "Đây là một con đường cực đoan và nguy hiểm mà tòa án đang vạch ra cho chúng ta".Một nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai đeo băng trên miệng với dòng chữ: "Công dân hạng 2", khi biểu tình ở Washington hôm 24/6.Nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez nói chuyện với các nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai sau phán quyết vào ngày 24/6.Carrie McDonald và Soraya Bata - những người ủng hộ quyền phá thai - đã khóc khi nghe tin đạo luật Roe bị đảo ngược. Bà Robin Sabbath, 59 tuổi, từ Detroit Michigan, đang ở trong khách sạn tại Washington khi phán quyết được công bố. Bà cho biết bản thân không còn ở trong "độ tuổi mang thai" nhưng đã đến Washington để phản đối, vì "chính phủ không nên có quyền yêu cầu tôi phải làm gì với những việc liên quan đến sức khỏe sinh sản của tôi". "Đó là cơ thể của tôi, sự lựa chọn của tôi. Chúng ta sẽ là người đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho bản thân và gia đình", bà nói.Những người ủng hộ quyền phá thai ôm nhau và chia sẻ nỗi buồn bên ngoài Tòa án Tối cao, vào ngày 24/6. Jenny LaJeunnese đến Washington vì kế hoạch riêng và vốn không định đến tòa án. Nhưng sau đó, cô đã nghe tin về phán quyết. “Lẽ ra chúng ta không nên xem nhẹ (quyền phá thai)”, cô nói bên ngoài tòa án. Người thủ thư 44 tuổi vốn cảm thấy được bảo vệ nhờ đạo luật mang tính bước ngoặt (Roe). Và việc chứng kiến đám đông biểu tình phản đối bên ngoài tòa án giúp cô "không thấy mình nhỏ bé, tầm thường hay bất lực".Trái ngược với sự thất vọng của những người ủng hộ quyền phá thai, nhóm phản đối đạo luật Roe đang ăn mừng sau phán quyết bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ.Đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa án. Trong ý kiến ủng hộ việc lật lại phán quyết vụ kiện Roe v Wade, Thẩm phán Samuel Alito cho biết quyết định của Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 đã gây ra những hậu quả nặng nề, đồng thời không giúp mang lại giải pháp cho tranh cãi liên quan vấn đề phá thai. "Vụ việc đã châm ngòi cho tranh cãi và làm đất nước chia rẽ sâu sắc", Thẩm phán Alito nhận định.Nhóm người ủng hộ quyết định lật ngược đạo luật Roe v Wade ăn mừng bên ngoài tòa án hôm 24/6.Nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai (phải) phản ứng với những người phản đối đạo luật Roe. Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.Những người biểu tình chống phá thai tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington.Lực lượng cảnh sát được triển khai bên ngoài tòa án để kiểm soát đám đông biểu tình. Những người ủng hộ quyền phá thai cũng lên kế hoạch biểu tình ở các thành phố khác bao gồm Chicago, Philadelphia, Denver, San Francisco, Portland, Seattle và New York City, Florida, Missouri, Georgia và Texas.
Ngay sau quyết định đảo ngược đạo luật Roe v Wade của Tòa án Tối cao Mỹ hôm 24/6, nhằm loại bỏ cơ sở pháp lý cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ, hàng trăm người đã tập trung trước tòa án để phản đối. Với phán quyết này, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington, vào ngày 24/6, trong đó có Serena Steiner, một trợ lý pháp lý 35 tuổi đến từ Alexandria, Virginia. Cô đã rơm rớm nước mắt khi chia sẻ quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chị của mình và những phụ nữ khác trên toàn quốc. Steiner đã nhắn tin cho các chị gái của mình sau khi có tin tức về phán quyết, cô khuyến khích họ đặt vòng tránh thai và nói: "Vĩnh biệt Roe v. Wade".
"Tôi không muốn họ bị ép phải có những đứa con mà họ không muốn có", Steiner nói thêm. Cô cũng chia sẻ bản thân từng "được hưởng lợi từ việc tiếp cận dịch vụ phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên", và muốn tất cả những ai có nhu cầu đều có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe này. Tuy nhiên, cô không ngạc nhiên về phán quyết. Trong ảnh, các nhà hoạt động ủng hộ quyền được phá thai tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington, mang theo dòng chữ: "Cơ thể của tôi, lựa chọn của tôi".
Bên trong Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu lên án quyết định loại bỏ quyền phá thai của Tòa án Tối cao Mỹ là "sai lầm bi thảm". Ông gọi đây là ngày buồn đối với tòa án và cả nước Mỹ. “Khi (Roe v Wade) bị loại bỏ, điều rõ ràng là sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ ở quốc gia này đang gặp nguy hiểm”, nhà lãnh đạo Mỹ nói. "Đây là một con đường cực đoan và nguy hiểm mà tòa án đang vạch ra cho chúng ta".
Một nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai đeo băng trên miệng với dòng chữ: "Công dân hạng 2", khi biểu tình ở Washington hôm 24/6.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez nói chuyện với các nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai sau phán quyết vào ngày 24/6.
Carrie McDonald và Soraya Bata - những người ủng hộ quyền phá thai - đã khóc khi nghe tin đạo luật Roe bị đảo ngược. Bà Robin Sabbath, 59 tuổi, từ Detroit Michigan, đang ở trong khách sạn tại Washington khi phán quyết được công bố. Bà cho biết bản thân không còn ở trong "độ tuổi mang thai" nhưng đã đến Washington để phản đối, vì "chính phủ không nên có quyền yêu cầu tôi phải làm gì với những việc liên quan đến sức khỏe sinh sản của tôi". "Đó là cơ thể của tôi, sự lựa chọn của tôi. Chúng ta sẽ là người đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho bản thân và gia đình", bà nói.
Những người ủng hộ quyền phá thai ôm nhau và chia sẻ nỗi buồn bên ngoài Tòa án Tối cao, vào ngày 24/6. Jenny LaJeunnese đến Washington vì kế hoạch riêng và vốn không định đến tòa án. Nhưng sau đó, cô đã nghe tin về phán quyết. “Lẽ ra chúng ta không nên xem nhẹ (quyền phá thai)”, cô nói bên ngoài tòa án. Người thủ thư 44 tuổi vốn cảm thấy được bảo vệ nhờ đạo luật mang tính bước ngoặt (Roe). Và việc chứng kiến đám đông biểu tình phản đối bên ngoài tòa án giúp cô "không thấy mình nhỏ bé, tầm thường hay bất lực".
Trái ngược với sự thất vọng của những người ủng hộ quyền phá thai, nhóm phản đối đạo luật Roe đang ăn mừng sau phán quyết bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ.
Đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa án. Trong ý kiến ủng hộ việc lật lại phán quyết vụ kiện Roe v Wade, Thẩm phán Samuel Alito cho biết quyết định của Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 đã gây ra những hậu quả nặng nề, đồng thời không giúp mang lại giải pháp cho tranh cãi liên quan vấn đề phá thai. "Vụ việc đã châm ngòi cho tranh cãi và làm đất nước chia rẽ sâu sắc", Thẩm phán Alito nhận định.
Nhóm người ủng hộ quyết định lật ngược đạo luật Roe v Wade ăn mừng bên ngoài tòa án hôm 24/6.
Nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai (phải) phản ứng với những người phản đối đạo luật Roe. Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Những người biểu tình chống phá thai tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington.
Lực lượng cảnh sát được triển khai bên ngoài tòa án để kiểm soát đám đông biểu tình. Những người ủng hộ quyền phá thai cũng lên kế hoạch biểu tình ở các thành phố khác bao gồm Chicago, Philadelphia, Denver, San Francisco, Portland, Seattle và New York City, Florida, Missouri, Georgia và Texas.