Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra vào tháng 7/2018, khi mức thuế 25% của Mỹ với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Tổng thống Trump thậm chí đe dọa áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng. Ảnh: CNN.Trước đó vào tháng 6/2018, cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc tuyên bố áp mức thuế lên tới 25% nhằm vào lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của nhau. Ảnh: Finance Twitter.Những động thái áp thuế thương mại, trả đũa lẫn nhau liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến dư luận lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và thực tế thì nó đã xảy ra và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", thậm chí các nhà quan sát còn hoài nghi về khả năng cuộc chiến thương mại trên sẽ ảnh hưởng chung đến kinh tế toàn cầu. Ảnh: BBC.Ngày 8/8, Trung Quốc cảnh báo đã sẵn sàng áp đặt mức thuế nhập khẩu trả đũa đối với 16 triệu USD hàng hóa Mỹ, sau khi Mỹ tung ra danh sách các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc sắp chịu mức thuế 25% bắt đầu từ ngày 23/8. Ảnh: larskarlsson.com.Không chỉ với Trung Quốc, Mỹ còn khơi mào cuộc chiến thương mại với Nga, một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới vào Nga liên quan đến vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal hồi tháng 3/2018. Ảnh: THX.Ngay sau đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã cáo buộc Mỹ châm ngòi cuộc “chiến tranh thương mại toàn diện” bằng đòn trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga. Ảnh: BBC.Cụ thể, đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow được Washington chia thành 2 vòng. Đòn giáng đầu tiên sẽ có hiệu lực vào ngày 22/8, áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu và mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm. Ảnh: Reuters.Mỹ khẳng định, sau 90 ngày kể từ ngày vòng trừng phạt đầu tiên có hiệu lực, nếu như Nga không thể đảm bảo với Mỹ về việc ngừng sử dụng các loại vũ khí hóa học thì sẽ tiếp tục áp đặt vòng trừng phạt tiếp theo, bao gồm việc đình chỉ các máy bay chuyển hàng tới Mỹ và có thể là lệnh cấm nhập khẩu gần như hoàn toàn. Về phần mình, Moscow luôn bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này dùng vũ khí hóa học. Ảnh: ITV.Chưa hết, quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây khi hai nước có những bất đồng quan điểm về hoạt động quân sự tại Syria và vụ mục sư người Mỹ Brunson bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ. Ảnh: The Hill.Để trả đũa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã công bố quyết định tăng gấp đôi thuế đánh vào các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ lên mức lần lượt là 20 và 50%. Ảnh: CNN.Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cảnh báo Washington cần phải từ bỏ lập trường sai lầm về những biện pháp trừng phạt đối với Ankara, nếu không mối quan hệ giữa hai nước đồng minh này sẽ không thể tiến lên phía trước. Ảnh: Politico Europe.Ngoài ra, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Iran cũng có nguy cơ bùng nổ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran. Ảnh: BBC.Ngày 22/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gọi việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này cũng như các quốc gia có quan hệ thương mại với Tehran là “một cuộc chiến kinh tế”. Ảnh: Moneycontrol.Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra vào tháng 7/2018, khi mức thuế 25% của Mỹ với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Tổng thống Trump thậm chí đe dọa áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng. Ảnh: CNN.
Trước đó vào tháng 6/2018, cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc tuyên bố áp mức thuế lên tới 25% nhằm vào lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của nhau. Ảnh: Finance Twitter.
Những động thái áp thuế thương mại, trả đũa lẫn nhau liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến dư luận lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và thực tế thì nó đã xảy ra và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", thậm chí các nhà quan sát còn hoài nghi về khả năng cuộc chiến thương mại trên sẽ ảnh hưởng chung đến kinh tế toàn cầu. Ảnh: BBC.
Ngày 8/8, Trung Quốc cảnh báo đã sẵn sàng áp đặt mức thuế nhập khẩu trả đũa đối với 16 triệu USD hàng hóa Mỹ, sau khi Mỹ tung ra danh sách các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc sắp chịu mức thuế 25% bắt đầu từ ngày 23/8. Ảnh: larskarlsson.com.
Không chỉ với Trung Quốc, Mỹ còn khơi mào cuộc chiến thương mại với Nga, một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới vào Nga liên quan đến vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal hồi tháng 3/2018. Ảnh: THX.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã cáo buộc Mỹ châm ngòi cuộc “chiến tranh thương mại toàn diện” bằng đòn trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga. Ảnh: BBC.
Cụ thể, đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow được Washington chia thành 2 vòng. Đòn giáng đầu tiên sẽ có hiệu lực vào ngày 22/8, áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu và mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm. Ảnh: Reuters.
Mỹ khẳng định, sau 90 ngày kể từ ngày vòng trừng phạt đầu tiên có hiệu lực, nếu như Nga không thể đảm bảo với Mỹ về việc ngừng sử dụng các loại vũ khí hóa học thì sẽ tiếp tục áp đặt vòng trừng phạt tiếp theo, bao gồm việc đình chỉ các máy bay chuyển hàng tới Mỹ và có thể là lệnh cấm nhập khẩu gần như hoàn toàn. Về phần mình, Moscow luôn bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này dùng vũ khí hóa học. Ảnh: ITV.
Chưa hết, quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây khi hai nước có những bất đồng quan điểm về hoạt động quân sự tại Syria và vụ mục sư người Mỹ Brunson bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ. Ảnh: The Hill.
Để trả đũa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã công bố quyết định tăng gấp đôi thuế đánh vào các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ lên mức lần lượt là 20 và 50%. Ảnh: CNN.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cảnh báo Washington cần phải từ bỏ lập trường sai lầm về những biện pháp trừng phạt đối với Ankara, nếu không mối quan hệ giữa hai nước đồng minh này sẽ không thể tiến lên phía trước. Ảnh: Politico Europe.
Ngoài ra, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Iran cũng có nguy cơ bùng nổ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran. Ảnh: BBC.
Ngày 22/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gọi việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này cũng như các quốc gia có quan hệ thương mại với Tehran là “một cuộc chiến kinh tế”. Ảnh: Moneycontrol.
Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)