Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 25/7 cho biết ít nhất 26 người thiệt mạng, 131 người mất tích và hơn 6.600 người lâm vào cảnh mất nhà cửa sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào hôm 23/7. Ảnh: Guardian.Ngay sau khi sự cố vỡ đập xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khẩn trương điều lực lượng tới Lào để tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ và khắc phục hậu quả. Ảnh: Bangkok Post.Ngày 25/7, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức điều động nhiều phương tiện cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 5 hành quân sang Lào tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, tỉnh Attapeu. Ảnh: Reuters.Được biết, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị đứng chân trên địa bàn đã khẩn trương triển khai gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, Binh đoàn 15, Quân đoàn 3; huy động 26 ô tô, xe cứu thương, xuồng các loại, lực lượng quân y và Đội phẫu viện 211; gần 600 áo phao, nhà bạt, máy đẩy; 9 tấn lương khô sẵn sàng hỗ trợ giúp nước bạn Lào ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập. Ảnh: Reuters.Ngoài ra, Quân khu 5 hỗ trợ 260 triệu đồng, Binh đoàn 15 hỗ trợ 10 triệu Kíp Lào cùng trang bị thuốc đủ cứu chữa cho 500 người. Ảnh: Reuters.Cũng trong ngày 25/7, Thái Lan điều lực lượng cứu hộ và gửi hàng tiếp tế đến khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập tại Lào. Ảnh: Bangkok Post.Theo Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ 5 triệu baht cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập thông qua Đại sứ quán Lào tại Bangkok. Ngoài ra, các công ty tư nhân và người dân Thái Lan đang sinh sống tại Lào đã quyên góp 1,4 triệu bath. Ảnh: Reuters.Máy bay vận tải C-130 cũng mang theo 10.000 thùng nước, 2.000 chăn mền, 49 bộ lọc nước, lương thực, thực phẩm và một số loại thuốc men tới Lào. Ảnh: Reuters.Hãng thông tấn Reuters cho hay, các đội cứu hộ Trung Quốc và Thái Lan đã tới khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập tại Lào hôm 25/7 để tham gia vào công tác tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Reuters.Được biết, hơn 30 tình nguyện viên Thái Lan mang theo lều, thiết bị lặn, thuyền cứu hộ,... đã rời Nakhon Ratchasima và tới Lào hôm 25/7. Ảnh: Reuters.Hôm 25/7, Bộ Ngoại giao Singapore cho hay Lực lượng phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF) sẽ gửi một nhóm thành viên đến Lào để hỗ trợ cứu hộ và đánh giá các nguy cơ. Họ sẽ được trang bị thiết bị lọc nước để có nước uống sạch cho những người bị ảnh hưởng. Ảnh: Reuters.Bộ Ngoại giao Singapore cho biết thêm các lực lượng vũ trang nước này sẽ cung cấp nhu yếu phẩm và thiết bị, gồm có lều, nước uống đóng chai và thuốc men để hỗ trợ Lào. Ảnh: Reuters.Ngoài ra, Chính phủ Singapore sẽ quyên góp 100.000 USD để hưởng ứng lời kêu gọi hỗ trợ nạn nhân Lào của Hội Chữ thập đỏ Singapore (SRC). Tổ chức SRC cũng sẽ quyên góp 50.000 USD. Ảnh: Reuters.Ngày 25/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cử một đội cứu trợ khẩn cấp tới tỉnh Attapeu, Nam Lào, hỗ trợ công tác cứu hộ khẩn cấp sau sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi. Ảnh: The Guardian.“Tổng thống đã chỉ đạo Chính phủ Hàn Quốc có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, trong đó có việc phái một đội cứu trợ tới khu vực bị ảnh hưởng sau sự cố vỡ đập”, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui-kyeom, thông báo. Ảnh: AP.Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản tại Lào cho biết Tokyo đã viện trợ nhân đạo lều và chăn mền để hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Ảnh: Reuters.Mời độc giả xem video về sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào (Nguồn: Daily Mail)
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 25/7 cho biết ít nhất 26 người thiệt mạng, 131 người mất tích và hơn 6.600 người lâm vào cảnh mất nhà cửa sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào hôm 23/7. Ảnh: Guardian.
Ngay sau khi sự cố vỡ đập xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khẩn trương điều lực lượng tới Lào để tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ và khắc phục hậu quả. Ảnh: Bangkok Post.
Ngày 25/7, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức điều động nhiều phương tiện cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 5 hành quân sang Lào tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, tỉnh Attapeu. Ảnh: Reuters.
Được biết, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị đứng chân trên địa bàn đã khẩn trương triển khai gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, Binh đoàn 15, Quân đoàn 3; huy động 26 ô tô, xe cứu thương, xuồng các loại, lực lượng quân y và Đội phẫu viện 211; gần 600 áo phao, nhà bạt, máy đẩy; 9 tấn lương khô sẵn sàng hỗ trợ giúp nước bạn Lào ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, Quân khu 5 hỗ trợ 260 triệu đồng, Binh đoàn 15 hỗ trợ 10 triệu Kíp Lào cùng trang bị thuốc đủ cứu chữa cho 500 người. Ảnh: Reuters.
Cũng trong ngày 25/7, Thái Lan điều lực lượng cứu hộ và gửi hàng tiếp tế đến khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập tại Lào. Ảnh: Bangkok Post.
Theo Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ 5 triệu baht cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập thông qua Đại sứ quán Lào tại Bangkok. Ngoài ra, các công ty tư nhân và người dân Thái Lan đang sinh sống tại Lào đã quyên góp 1,4 triệu bath. Ảnh: Reuters.
Máy bay vận tải C-130 cũng mang theo 10.000 thùng nước, 2.000 chăn mền, 49 bộ lọc nước, lương thực, thực phẩm và một số loại thuốc men tới Lào. Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn Reuters cho hay, các đội cứu hộ Trung Quốc và Thái Lan đã tới khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập tại Lào hôm 25/7 để tham gia vào công tác tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Reuters.
Được biết, hơn 30 tình nguyện viên Thái Lan mang theo lều, thiết bị lặn, thuyền cứu hộ,... đã rời Nakhon Ratchasima và tới Lào hôm 25/7. Ảnh: Reuters.
Hôm 25/7, Bộ Ngoại giao Singapore cho hay Lực lượng phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF) sẽ gửi một nhóm thành viên đến Lào để hỗ trợ cứu hộ và đánh giá các nguy cơ. Họ sẽ được trang bị thiết bị lọc nước để có nước uống sạch cho những người bị ảnh hưởng. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Singapore cho biết thêm các lực lượng vũ trang nước này sẽ cung cấp nhu yếu phẩm và thiết bị, gồm có lều, nước uống đóng chai và thuốc men để hỗ trợ Lào. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, Chính phủ Singapore sẽ quyên góp 100.000 USD để hưởng ứng lời kêu gọi hỗ trợ nạn nhân Lào của Hội Chữ thập đỏ Singapore (SRC). Tổ chức SRC cũng sẽ quyên góp 50.000 USD. Ảnh: Reuters.
Ngày 25/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cử một đội cứu trợ khẩn cấp tới tỉnh Attapeu, Nam Lào, hỗ trợ công tác cứu hộ khẩn cấp sau sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi. Ảnh: The Guardian.
“Tổng thống đã chỉ đạo Chính phủ Hàn Quốc có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, trong đó có việc phái một đội cứu trợ tới khu vực bị ảnh hưởng sau sự cố vỡ đập”, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui-kyeom, thông báo. Ảnh: AP.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản tại Lào cho biết Tokyo đã viện trợ nhân đạo lều và chăn mền để hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem video về sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào (Nguồn: Daily Mail)