Người Samburu là dân du cư chăn thả gia súc với ngôn ngữ và truyền thống riêng. Họ còn được các bộ lạc lân cận gọi là Người Bướm bởi những trang phục sặc sỡ.Các chiến binh của bộ lạc Samburu hay còn gọi là các Moran sẽ trải qua một lễ trưởng thành chứng tỏ họ đã đạt tới địa vị xã hội cao hơn. Buổi lễ diễn ra vào cuối tháng 8 tại một vùng đất màu mỡ nằm trên một đồng cỏ rộng lớn đủ cho hàng trăm gia đình tụ họp chứng kiến lễ trưởng thành của các chiến binh.Trong cuộc đời của một chiến binh Samburu, 7 năm đầu sau lễ cắt bao quy đầu (thường diễn ra vào năm 14 tuổi), anh được coi là một chiến binh trẻ. Lễ trưởng thành đánh dấu thời điểm anh được công nhận là một người đàn ông thực sự, một thủ lĩnh tương lai và được giao trọng trách bảo vệ cộng đồng.Lễ trưởng thành còn là khởi đầu của một bước tiến quan trọng tới giai đoạn tiếp theo của cuộc đời người chiến binh: trở thành huynh trưởng. Để đạt danh hiệu đó, họ phải mất thêm 6 năm. Danh hiệu là cột mốc cho phép họ kết hôn. Trong buổi lễ, các chiến binh phải tạo cho mình vẻ ngoài vô cùng ấn tượng. Họ nhận thức rõ ảnh hưởng của diện mạo tới những người chứng kiến. Những người bán gương bỏ túi thường kiếm bộn tiền tại các khu chợ của người Samburu trước khi lễ trưởng thành diễn ra.Họ cũng hiếm khi xuất hiện tay không mà thường cầm theo một ngon lao, gậy hay dao dài. Với người Samburu, một chiến binh không chỉ là người bảo vệ bộ lạc mà còn bảo vệ cả nền văn hóa.Khi mặt trời mọc, những tiếng bò rống làm khu đất trống sống dậy. Buổi tối bò thường được đưa vào giữa làng để bảo vệ chúng khỏi các loài thú săn mồi như báo và linh cẩu. Mỗi ngày họ sẽ thịt hơn 100 con bò trong lễ hội kéo dài một tuần này.Những người phụ nữ trông coi đống lửa thiêng lấy tro để đánh dấu những con bò sẽ được đem ra làm vật tế. Mỗi chiến binh sẽ tự tay giết một con bò và uống máu trực tiếp từ vết thương trên cổ nó. Đó là khoảnh khắc trọng đại mà phụ nữ không được phép chứng kiến. Cho tới tận lúc vũ hội diễn ra vào buổi tối, đàn ông và phụ nữ được tách ra hai khu vực riêng. Những cậu bé chưa cắt bao quy đầu ăn riêng, các chiến binh cũng vậy. Việc xẻ thịt bò cũng được làm riêng. Đàn ông và phụ nữ ăn các phần thịt khác nhau, do đó việc xẻ thịt, phân chia và nấu nướng chiếm gần hết buổi chiều.Khi các huynh trưởng chọn ra thủ lĩnh của các chiến binh, anh ta sẽ lấy chiếc chuông từ cổ con bò anh ta đã giết và buộc vào một tấm đai làm từ vỏ ốc. Mỗi vỏ ốc tượng trưng cho một thành viên ở độ tuổi của anh. Nếu một người chết, anh ta sẽ tháo vỏ ốc của người đó ra.Xuất hiện vào buổi tối, các chiến binh mặc trang phục rực rỡ và bôi đất màu đỏ lên mặt và ngực. Ngoài ra họ còn đeo rất nhiều đồ trang sức trên tóc và những chiếc vòng đầy màu sắc.Khi mặt trời lặn, tiếng hát của các chiến binh ngày càng lớn, và càng lúc càng đông người tới dự hội. Hơn 400 chiến binh cùng cất tiếng hát không mệt mỏi. Phụ nữ lắc vòng cổ về trước và sau theo nhịp bài hát.Ở Kenya, nhiều truyền thống văn hóa đã mai một, nhưng người Samburu vẫn duy trì những tục lệ từ hàng ngàn năm trước. Thập kỷ tới sẽ đem lại nhiều thách thức, song những chiến binh này vẫn sẽ là biểu tượng của văn hóa người Samburu, thể hiện quyết tâm sinh tồn của họ qua những buổi lễ độc đáo này.
Người Samburu là dân du cư chăn thả gia súc với ngôn ngữ và truyền thống riêng. Họ còn được các bộ lạc lân cận gọi là Người Bướm bởi những trang phục sặc sỡ.
Các chiến binh của bộ lạc Samburu hay còn gọi là các Moran sẽ trải qua một lễ trưởng thành chứng tỏ họ đã đạt tới địa vị xã hội cao hơn. Buổi lễ diễn ra vào cuối tháng 8 tại một vùng đất màu mỡ nằm trên một đồng cỏ rộng lớn đủ cho hàng trăm gia đình tụ họp chứng kiến lễ trưởng thành của các chiến binh.
Trong cuộc đời của một chiến binh Samburu, 7 năm đầu sau lễ cắt bao quy đầu (thường diễn ra vào năm 14 tuổi), anh được coi là một chiến binh trẻ. Lễ trưởng thành đánh dấu thời điểm anh được công nhận là một người đàn ông thực sự, một thủ lĩnh tương lai và được giao trọng trách bảo vệ cộng đồng.
Lễ trưởng thành còn là khởi đầu của một bước tiến quan trọng tới giai đoạn tiếp theo của cuộc đời người chiến binh: trở thành huynh trưởng. Để đạt danh hiệu đó, họ phải mất thêm 6 năm. Danh hiệu là cột mốc cho phép họ kết hôn. Trong buổi lễ, các chiến binh phải tạo cho mình vẻ ngoài vô cùng ấn tượng. Họ nhận thức rõ ảnh hưởng của diện mạo tới những người chứng kiến. Những người bán gương bỏ túi thường kiếm bộn tiền tại các khu chợ của người Samburu trước khi lễ trưởng thành diễn ra.
Họ cũng hiếm khi xuất hiện tay không mà thường cầm theo một ngon lao, gậy hay dao dài. Với người Samburu, một chiến binh không chỉ là người bảo vệ bộ lạc mà còn bảo vệ cả nền văn hóa.
Khi mặt trời mọc, những tiếng bò rống làm khu đất trống sống dậy. Buổi tối bò thường được đưa vào giữa làng để bảo vệ chúng khỏi các loài thú săn mồi như báo và linh cẩu. Mỗi ngày họ sẽ thịt hơn 100 con bò trong lễ hội kéo dài một tuần này.
Những người phụ nữ trông coi đống lửa thiêng lấy tro để đánh dấu những con bò sẽ được đem ra làm vật tế. Mỗi chiến binh sẽ tự tay giết một con bò và uống máu trực tiếp từ vết thương trên cổ nó. Đó là khoảnh khắc trọng đại mà phụ nữ không được phép chứng kiến. Cho tới tận lúc vũ hội diễn ra vào buổi tối, đàn ông và phụ nữ được tách ra hai khu vực riêng. Những cậu bé chưa cắt bao quy đầu ăn riêng, các chiến binh cũng vậy. Việc xẻ thịt bò cũng được làm riêng. Đàn ông và phụ nữ ăn các phần thịt khác nhau, do đó việc xẻ thịt, phân chia và nấu nướng chiếm gần hết buổi chiều.
Khi các huynh trưởng chọn ra thủ lĩnh của các chiến binh, anh ta sẽ lấy chiếc chuông từ cổ con bò anh ta đã giết và buộc vào một tấm đai làm từ vỏ ốc. Mỗi vỏ ốc tượng trưng cho một thành viên ở độ tuổi của anh. Nếu một người chết, anh ta sẽ tháo vỏ ốc của người đó ra.
Xuất hiện vào buổi tối, các chiến binh mặc trang phục rực rỡ và bôi đất màu đỏ lên mặt và ngực. Ngoài ra họ còn đeo rất nhiều đồ trang sức trên tóc và những chiếc vòng đầy màu sắc.
Khi mặt trời lặn, tiếng hát của các chiến binh ngày càng lớn, và càng lúc càng đông người tới dự hội. Hơn 400 chiến binh cùng cất tiếng hát không mệt mỏi. Phụ nữ lắc vòng cổ về trước và sau theo nhịp bài hát.
Ở Kenya, nhiều truyền thống văn hóa đã mai một, nhưng người Samburu vẫn duy trì những tục lệ từ hàng ngàn năm trước. Thập kỷ tới sẽ đem lại nhiều thách thức, song những chiến binh này vẫn sẽ là biểu tượng của văn hóa người Samburu, thể hiện quyết tâm sinh tồn của họ qua những buổi lễ độc đáo này.