Lễ hội thịt chó và vải của người dân thành phố Ngọc Lâm kéo dài trong 10 ngày, từ 21-30/6. Hoạt động được người dân địa phương tổ chức mỗi năm một lần để mừng ngày hạ chí. (Ảnh: Reuter)Lễ hội từ lâu là "cái gai" trong mắt những người yêu chó và các tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Trong những năm qua, nhiều nhà hoạt động đã tổ chức các vụ "đột kích" vào lò mổ, chặn các xe chở chó để hạn chế phần nào việc giết mổ trong mùa lễ hội thịt chó. (Ảnh: Reuters)Tranh cãi và xung đột thường xuyên xảy ra giữa các nhà bảo vệ động vật và những người muốn bảo vệ phong tục địa phương. Nhiều người tại Ngọc Lâm còn chỉ trích các nhóm phản đối lễ hội là gây rối trật tự công cộng. (Ảnh: Reuters)Các nhà hoạt động lên án việc giết mổ, mua bán và tiêu thụ thịt chó là vô nhân đạo và không hợp vệ sinh. Trong ảnh, nhà bảo vệ động vật đang tìm cách giải cứu một con chó. Người bán chặn bà lại và đòi số tiền đền bù 400 nhân dân tệ (khoảng 64 USD). (Ảnh: AP)Zhang Huahua, giảng viên Đại học Công nghệ Hoa Nam tại tỉnh Quảng Tây, đã khiếu nại với các cơ quan chức năng thành phố Ngọc Lâm rằng lễ hội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. "Việc giết mổ vô tội vạ chó từ bên ngoài đưa vào Ngọc Lâm mà không qua các bước kiểm tra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, phong tục địa phương và môi trường", ông cho biết. (Ảnh: AP)Các nhóm bảo vệ động vật đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh loài vật trung thành với con người lại bị bắt trói bằng dây thừng, nhồi nhét trong những cũi sắt chật hẹp và bị đánh chết bằng gậy sắt. Trong khi đó, những "người hâm mộ" của lễ hội này vẫn cương quyết không đổi ý. Nhiều người cho rằng lễ hội vải và thịt chó của Ngọc Lâm là một phong tục địa phương nên không thể phân định rõ lễ hội là đúng hay sai. (Ảnh: AP)"Về những cảnh giết mổ đẫm máu mà các bạn nhìn thấy trên mạng, theo tôi thì giết con vật nào cũng sẽ máu me như thế cả. Tôi hy vọng mọi người có thể nhìn nhận lễ hội này một cách khách quan", Wang Yue, một người sống tại Ngọc Lâm, cho biết. (Ảnh: Reuters)Thịt chó là một món ăn truyền thống tại nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc. Kinh nghiệm dân gian cho các món ăn này có lợi cho cơ thể vào mùa nóng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật đã phản bác quan điểm này. (Ảnh: Reuters)Tổ chức Xã hội Nhân đạo Quốc tế chỉ trích lễ hội tại làng Ngọc Lâm là do những người kinh doanh thịt chó dựng nên. Theo tổ chức bảo vệ động vật này, thịt chó không nằm trong văn hóa ẩm thực chủ đạo của Trung Quốc. (Ảnh: AP)Giới chức thành phố cho biết lễ hội là một hoạt động tự phát, không do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức, theo Reuters. Các nỗ lực "duy trì ổn định" của các cơ quan chức năng đã góp phần giảm số người biểu tình đến lễ hội trong năm nay, cảnh sát thành phố trả lời Reuters. (Ảnh: AP).
Lễ hội thịt chó và vải của người dân thành phố Ngọc Lâm kéo dài trong 10 ngày, từ 21-30/6. Hoạt động được người dân địa phương tổ chức mỗi năm một lần để mừng ngày hạ chí. (Ảnh: Reuter)
Lễ hội từ lâu là "cái gai" trong mắt những người yêu chó và các tổ chức bảo vệ động vật tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Trong những năm qua, nhiều nhà hoạt động đã tổ chức các vụ "đột kích" vào lò mổ, chặn các xe chở chó để hạn chế phần nào việc giết mổ trong mùa lễ hội thịt chó. (Ảnh: Reuters)
Tranh cãi và xung đột thường xuyên xảy ra giữa các nhà bảo vệ động vật và những người muốn bảo vệ phong tục địa phương. Nhiều người tại Ngọc Lâm còn chỉ trích các nhóm phản đối lễ hội là gây rối trật tự công cộng. (Ảnh: Reuters)
Các nhà hoạt động lên án việc giết mổ, mua bán và tiêu thụ thịt chó là vô nhân đạo và không hợp vệ sinh. Trong ảnh, nhà bảo vệ động vật đang tìm cách giải cứu một con chó. Người bán chặn bà lại và đòi số tiền đền bù 400 nhân dân tệ (khoảng 64 USD). (Ảnh: AP)
Zhang Huahua, giảng viên Đại học Công nghệ Hoa Nam tại tỉnh Quảng Tây, đã khiếu nại với các cơ quan chức năng thành phố Ngọc Lâm rằng lễ hội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. "Việc giết mổ vô tội vạ chó từ bên ngoài đưa vào Ngọc Lâm mà không qua các bước kiểm tra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, phong tục địa phương và môi trường", ông cho biết. (Ảnh: AP)
Các nhóm bảo vệ động vật đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh loài vật trung thành với con người lại bị bắt trói bằng dây thừng, nhồi nhét trong những cũi sắt chật hẹp và bị đánh chết bằng gậy sắt. Trong khi đó, những "người hâm mộ" của lễ hội này vẫn cương quyết không đổi ý. Nhiều người cho rằng lễ hội vải và thịt chó của Ngọc Lâm là một phong tục địa phương nên không thể phân định rõ lễ hội là đúng hay sai. (Ảnh: AP)
"Về những cảnh giết mổ đẫm máu mà các bạn nhìn thấy trên mạng, theo tôi thì giết con vật nào cũng sẽ máu me như thế cả. Tôi hy vọng mọi người có thể nhìn nhận lễ hội này một cách khách quan", Wang Yue, một người sống tại Ngọc Lâm, cho biết. (Ảnh: Reuters)
Thịt chó là một món ăn truyền thống tại nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc. Kinh nghiệm dân gian cho các món ăn này có lợi cho cơ thể vào mùa nóng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật đã phản bác quan điểm này. (Ảnh: Reuters)
Tổ chức Xã hội Nhân đạo Quốc tế chỉ trích lễ hội tại làng Ngọc Lâm là do những người kinh doanh thịt chó dựng nên. Theo tổ chức bảo vệ động vật này, thịt chó không nằm trong văn hóa ẩm thực chủ đạo của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Giới chức thành phố cho biết lễ hội là một hoạt động tự phát, không do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức, theo Reuters. Các nỗ lực "duy trì ổn định" của các cơ quan chức năng đã góp phần giảm số người biểu tình đến lễ hội trong năm nay, cảnh sát thành phố trả lời Reuters. (Ảnh: AP).