Phản ứng của người đàn ông sau khi nhận ra người thân của mình nằm trong số các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần núi lửa ở Indonesia. Ảnh: AP.Khác với những cơn sóng thần thông thường được gây ra bởi động đất, một vụ lở đất diễn ra dưới đáy biển do hoạt động địa chất của núi lửa Krakatau được cho là nguyên nhân dẫn đến cơn sóng thần ngày 22/12. Điều này khiến cho không có cảnh báo nào được đưa ra trước khi cơn sóng ập tới. Ảnh: AP.Người dân trong vùng cũng cho biết họ không nhận thấy cảnh báo tự nhiên nào trước khi sóng thần ập tới. Thường thì trước khi sóng thần xảy ra, nước biển rút và mặt biển tĩnh lặng bất thường, đôi khi người ta có thể cảm nhận được rung chấn. Ảnh: AP.Bãi biển Carita là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở bang Tây Java, với nhiều công trình được xây bằng gỗ và tre ở sát mặt biển. Hầu hết công trình này đều bị phá hủy. Ảnh: AP.Một nhà nghỉ trên bãi biển Carita giờ chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: AFP.Một người đàn ông quay trở lại ngôi nhà của mình ở khu vực bãi biển Carita để coi thiệt hại và tìm kiếm những gì còn sót lại. Ảnh: AP.Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát của một công trình ở bãi biển Carita. Ảnh: Getty.Các nhân viên của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (Basarnas) đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Ảnh: AP.Bên cạnh nhà cửa, nhiều xe hơi cũng bị phá hủy trong trận sóng thần. Theo truyền thông địa phương, trước khi vào bờ cơn sóng đạt độ cao từ 2-3 m. Ảnh: AFP.Một con tàu cỡ lớn bị cơn sóng đưa lên bờ, ngay sát nhà dân. Cơn sóng thần diễn ra vào gần lễ Giáng sinh khiến cho nhiều người nhớ đến trận sóng thần lịch sử tàn phá Indonesia vào ngày 26/12/2004. Ảnh: Reuters.Một số nhà nghỉ ven biển bị san phẳng hoàn toàn. Ảnh: AFP.Theo các quan chức Indonesia, đã có hơn 222 người chết và gần 800 người bị thương. Con số thương vong rất có thể sẽ còn tăng lên trong những ngày tới vì nhiều người đang mất tích. Ảnh: AFP.
Phản ứng của người đàn ông sau khi nhận ra người thân của mình nằm trong số các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần núi lửa ở Indonesia. Ảnh: AP.
Khác với những cơn sóng thần thông thường được gây ra bởi động đất, một vụ lở đất diễn ra dưới đáy biển do hoạt động địa chất của núi lửa Krakatau được cho là nguyên nhân dẫn đến cơn sóng thần ngày 22/12. Điều này khiến cho không có cảnh báo nào được đưa ra trước khi cơn sóng ập tới. Ảnh: AP.
Người dân trong vùng cũng cho biết họ không nhận thấy cảnh báo tự nhiên nào trước khi sóng thần ập tới. Thường thì trước khi sóng thần xảy ra, nước biển rút và mặt biển tĩnh lặng bất thường, đôi khi người ta có thể cảm nhận được rung chấn. Ảnh: AP.
Bãi biển Carita là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở bang Tây Java, với nhiều công trình được xây bằng gỗ và tre ở sát mặt biển. Hầu hết công trình này đều bị phá hủy. Ảnh: AP.
Một nhà nghỉ trên bãi biển Carita giờ chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông quay trở lại ngôi nhà của mình ở khu vực bãi biển Carita để coi thiệt hại và tìm kiếm những gì còn sót lại. Ảnh: AP.
Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát của một công trình ở bãi biển Carita. Ảnh: Getty.
Các nhân viên của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (Basarnas) đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Ảnh: AP.
Bên cạnh nhà cửa, nhiều xe hơi cũng bị phá hủy trong trận sóng thần. Theo truyền thông địa phương, trước khi vào bờ cơn sóng đạt độ cao từ 2-3 m. Ảnh: AFP.
Một con tàu cỡ lớn bị cơn sóng đưa lên bờ, ngay sát nhà dân. Cơn sóng thần diễn ra vào gần lễ Giáng sinh khiến cho nhiều người nhớ đến trận sóng thần lịch sử tàn phá Indonesia vào ngày 26/12/2004. Ảnh: Reuters.
Một số nhà nghỉ ven biển bị san phẳng hoàn toàn. Ảnh: AFP.
Theo các quan chức Indonesia, đã có hơn 222 người chết và gần 800 người bị thương. Con số thương vong rất có thể sẽ còn tăng lên trong những ngày tới vì nhiều người đang mất tích. Ảnh: AFP.