Người dân địa phương và khách du lịch Úc đang vô cùng thích thú chứng kiến hơn 50 triệu con cua “nhuộm đỏ” Đảo Giáng Sinh thực hiện cuộc hành trình từ rừng rậm để trở về quê hương ở bờ biển Vườn quốc gia Tây Úc.Trong những hình ảnh và đoạn video ghi lại hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, có thể thấy loài giáp xác đỏ tràn qua đường, vách đá, những cây cầu và suối để về “quê cha đất tổ” chuẩn bị cho mùa sinh sản.Nhân viên trên đảo Giáng Sinh đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho cuộc di cư khổng lồ của cua đỏ bằng cách xây dựng những cây cầu đặc biệt và dựng hàng rào tạm thời. Các con đường trên đảo có thể đóng cửa bất kỳ lúc nào để phục vụ cho hành trình di chuyển của cua.Theo Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình các loài xâm lấn tại Đảo Giáng Sinh, khu vực chưa từng đón đợt cua di cư lớn như vậy kể từ năm 2005. "Chúng tôi thực sự rất vui khi thấy chúng tránh xa được khỏi dòng xe cộ và đến nơi an toàn", cô nói. Vị chuyên gia này cũng cho biết có thể dự đoán lộ trình mà các loài giáp xác sẽ đi, tuy nhiên nó sẽ thay đổi một chút tùy vào mỗi năm.Cuộc di cư thường bắt đầu khi những trận mưa mưa đầu tiên của mùa mưa xảy ra vào tháng 10 hoặc tháng 11. Trong khi một số con cua bị mắc kẹt khi leo qua các tòa nhà cao tầng hoặc rơi xuống từ các vách đá vôi trên đảo, hầu hết chúng sẽ sống sót và “về quê” an toàn.Thời gian và tốc độ di chuyển chính xác của 50 triệu con cua được xác định theo chu kỳ của mặt trăng, những con cua cái được dự đoán sẽ sinh sản vào ngày 29 hoặc 30/11. Và loài giáp xác thông minh này biết chính xác thời gian rời khỏi hang để đến bãi biển đúng thời điểm sinh sản của chúng.Mỗi con cua cái sẽ thả 100.000 quả trứng xuống biển Ấn Độ Dương trong 5 hoặc 6 đêm liên tục suốt cuộc di cư. Khoảng một tháng sau, những chú cua đỏ con sẽ quay trở lại bờ để thực hiện chuyến hành trình trở về nhà vào khu rừng nhiệt đới trên đảo Giáng Sinh.Bianca Priest, quản lý sinh vật trên Đảo Giáng Sinh cho biết hành trình về quê cha đất tổ của 50 triệu con cua diễn ra trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ hàng năm, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chứng kiến.Khách du lịch được khuyến khích đậu xe và cẩn thận đi bộ giữa biển cua đỏ khi chúng tìm đường vào bờ và leo lên những tảng đá.Nước Úc được biết đến là thiên đường của những loài động vật hoang dã kỳ lạ trên thế giới. Trong đó, đảo Giáng Sinh cũng là nơi sinh sống của một loài giáp xác khác được gọi là “cua ăn trộm”.Sở dĩ có cái tên kỳ lạ đến thế, bởi những sinh vật này mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng…vô hại. Sở hữu những cái chân có thể dài đến cả mét, sở trường của chúng là chuyên ăn cắp đồ ăn thức uống, đồ dùng từ các khu cắm trại của người dân và du khách. Ảnh: Dailymail
Người dân địa phương và khách du lịch Úc đang vô cùng thích thú chứng kiến hơn 50 triệu con cua “nhuộm đỏ” Đảo Giáng Sinh thực hiện cuộc hành trình từ rừng rậm để trở về quê hương ở bờ biển Vườn quốc gia Tây Úc.
Trong những hình ảnh và đoạn video ghi lại hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, có thể thấy loài giáp xác đỏ tràn qua đường, vách đá, những cây cầu và suối để về “quê cha đất tổ” chuẩn bị cho mùa sinh sản.
Nhân viên trên đảo Giáng Sinh đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho cuộc di cư khổng lồ của cua đỏ bằng cách xây dựng những cây cầu đặc biệt và dựng hàng rào tạm thời. Các con đường trên đảo có thể đóng cửa bất kỳ lúc nào để phục vụ cho hành trình di chuyển của cua.
Theo Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình các loài xâm lấn tại Đảo Giáng Sinh, khu vực chưa từng đón đợt cua di cư lớn như vậy kể từ năm 2005. "Chúng tôi thực sự rất vui khi thấy chúng tránh xa được khỏi dòng xe cộ và đến nơi an toàn", cô nói. Vị chuyên gia này cũng cho biết có thể dự đoán lộ trình mà các loài giáp xác sẽ đi, tuy nhiên nó sẽ thay đổi một chút tùy vào mỗi năm.
Cuộc di cư thường bắt đầu khi những trận mưa mưa đầu tiên của mùa mưa xảy ra vào tháng 10 hoặc tháng 11. Trong khi một số con cua bị mắc kẹt khi leo qua các tòa nhà cao tầng hoặc rơi xuống từ các vách đá vôi trên đảo, hầu hết chúng sẽ sống sót và “về quê” an toàn.
Thời gian và tốc độ di chuyển chính xác của 50 triệu con cua được xác định theo chu kỳ của mặt trăng, những con cua cái được dự đoán sẽ sinh sản vào ngày 29 hoặc 30/11. Và loài giáp xác thông minh này biết chính xác thời gian rời khỏi hang để đến bãi biển đúng thời điểm sinh sản của chúng.
Mỗi con cua cái sẽ thả 100.000 quả trứng xuống biển Ấn Độ Dương trong 5 hoặc 6 đêm liên tục suốt cuộc di cư. Khoảng một tháng sau, những chú cua đỏ con sẽ quay trở lại bờ để thực hiện chuyến hành trình trở về nhà vào khu rừng nhiệt đới trên đảo Giáng Sinh.
Bianca Priest, quản lý sinh vật trên Đảo Giáng Sinh cho biết hành trình về quê cha đất tổ của 50 triệu con cua diễn ra trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ hàng năm, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chứng kiến.
Khách du lịch được khuyến khích đậu xe và cẩn thận đi bộ giữa biển cua đỏ khi chúng tìm đường vào bờ và leo lên những tảng đá.
Nước Úc được biết đến là thiên đường của những loài động vật hoang dã kỳ lạ trên thế giới. Trong đó, đảo Giáng Sinh cũng là nơi sinh sống của một loài giáp xác khác được gọi là “cua ăn trộm”.
Sở dĩ có cái tên kỳ lạ đến thế, bởi những sinh vật này mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng…vô hại. Sở hữu những cái chân có thể dài đến cả mét, sở trường của chúng là chuyên ăn cắp đồ ăn thức uống, đồ dùng từ các khu cắm trại của người dân và du khách. Ảnh: Dailymail