Làng Dargavs nằm tại Cộng hoà tự trị Bắc Ossetia - Alania, Nga, sở hữu một nghĩa địa bí ẩn, được đặt tên là " Thành phố của người chết", với ngôi mộ cổ nhất trong khoảng 99 ngôi mộ có niên đại từ khoảng thế kỷ 12.Dù chỉ là một nghĩa địa thông thường nhưng những lăng mộ được xây dọc theo trườn đồi và có hình dạng giống những căn nhà, khiến nơi đây có tên "thành phố của người chết".Nghĩa địa nằm sâu giữa những dãy núi bị bao phủ bởi sương mù, trên độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển và không dành cho những du khách yếu tim.Khách đến tham quan nơi này sẽ tận mắt chứng kiến những bộ hài cốt của con người. Mỗi hầm mộ thường chứa khoảng vài bộ xương.Làng Dargavs được bao phủ bởi rất nhiều giai thoại và tin đồn. Dân địa phương từng tin rằng, ai đi sâu vào khu nghĩa trang cổ sẽ không thể trở ra một cách bình thường và lành lặn.Giai thoại kể rằng vào thế kỉ 18, một bệnh dịch tai họa đã quét qua làng. Các bộ lạc đã xây dựng nhà cách ly và buộc các gia đình mắc bệnh ở trong đó đến lúc qua đời. Những người nào không còn gia đình, thì phải đi đến khu nghĩa trang công cộng rồi nằm lại đó mãi mãi.Thực tế, nơi đây là một nghĩa trang cổ, với hơn 10.000 xác chết được chôn cất từ thế kỷ 14 đến 18. Người chết đều được chôn kèm tài sản.Những ngôi mộ hình chóp đều xây dựng theo lối kiến trúc của người Nakh cổ đại, bao gồm những tháp dành cho gia đình, quân đội, liệt sĩ…Mỗi ngôi mộ có một cửa nhỏ đủ để đưa quan tài vào trong nhìn như những ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Lối vào nhỏ đến nỗi một người trưởng thành khó có thể lọt qua. Nhưng nếu vào được bên trong, mọi thứ sẽ hiện ra trước mắt.Nhìn từ bên ngoài vẫn có thể thấy các hộp sọ, xương người và các xác ướp được chôn cất từ 600 - 700 năm trước. Thậm chí, quần áo và một số đồ gia dụng của họ vẫn còn sót lại.Sau nhiều thế kỷ, nơi đây trở thành "thánh địa" cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học và khách du lịch. Tất cả vẫn còn được bảo tồn tốt, cho phép nghiên cứu lịch sử của các dân tộc cổ đại. Ảnh: IT.Mời độc giả xem video Đây là cách Thượng Hải xây dựng thành phố thông minh. Nguồn: VTV24.
Làng Dargavs nằm tại Cộng hoà tự trị Bắc Ossetia - Alania, Nga, sở hữu một nghĩa địa bí ẩn, được đặt tên là " Thành phố của người chết", với ngôi mộ cổ nhất trong khoảng 99 ngôi mộ có niên đại từ khoảng thế kỷ 12.
Dù chỉ là một nghĩa địa thông thường nhưng những lăng mộ được xây dọc theo trườn đồi và có hình dạng giống những căn nhà, khiến nơi đây có tên "thành phố của người chết".
Nghĩa địa nằm sâu giữa những dãy núi bị bao phủ bởi sương mù, trên độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển và không dành cho những du khách yếu tim.
Khách đến tham quan nơi này sẽ tận mắt chứng kiến những bộ hài cốt của con người. Mỗi hầm mộ thường chứa khoảng vài bộ xương.
Làng Dargavs được bao phủ bởi rất nhiều giai thoại và tin đồn. Dân địa phương từng tin rằng, ai đi sâu vào khu nghĩa trang cổ sẽ không thể trở ra một cách bình thường và lành lặn.
Giai thoại kể rằng vào thế kỉ 18, một bệnh dịch tai họa đã quét qua làng. Các bộ lạc đã xây dựng nhà cách ly và buộc các gia đình mắc bệnh ở trong đó đến lúc qua đời. Những người nào không còn gia đình, thì phải đi đến khu nghĩa trang công cộng rồi nằm lại đó mãi mãi.
Thực tế, nơi đây là một nghĩa trang cổ, với hơn 10.000 xác chết được chôn cất từ thế kỷ 14 đến 18. Người chết đều được chôn kèm tài sản.
Những ngôi mộ hình chóp đều xây dựng theo lối kiến trúc của người Nakh cổ đại, bao gồm những tháp dành cho gia đình, quân đội, liệt sĩ…
Mỗi ngôi mộ có một cửa nhỏ đủ để đưa quan tài vào trong nhìn như những ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Lối vào nhỏ đến nỗi một người trưởng thành khó có thể lọt qua. Nhưng nếu vào được bên trong, mọi thứ sẽ hiện ra trước mắt.
Nhìn từ bên ngoài vẫn có thể thấy các hộp sọ, xương người và các xác ướp được chôn cất từ 600 - 700 năm trước. Thậm chí, quần áo và một số đồ gia dụng của họ vẫn còn sót lại.
Sau nhiều thế kỷ, nơi đây trở thành "thánh địa" cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học và khách du lịch. Tất cả vẫn còn được bảo tồn tốt, cho phép nghiên cứu lịch sử của các dân tộc cổ đại. Ảnh: IT.