Đường hầm Berlin là một trong những âm mưu tình báo lớn nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây là một phần của chiến dịch nghe trộm quy mô lớn do Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) phối hợp với Cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6) thực hiện. Năm 1951, giới chức cao cấp CIA liên lạc với một kỹ sư thuộc cơ quan này, mang biệt hiệu “G”, nhằm yêu cầu hợp tác xây dựng đường hầm bí mật, mà không ai hay biết. Ảnh: AP.Sau nhiều khó khăn, G đưa ra giải pháp vận chuyển 3.100 tấn đất đá đến một tòa nhà gần đó. Hơn nữa, vấn đề đặt ra là làm sao để xây dựng hầm bằng thép có thể chịu đựng được xe tăng với sức nặng 60 tấn của quân Liên Xô đi ầm ầm phía trên đường phố. Ảnh: AP.Nhờ vào những chuyến bay thám thính, các kiến trúc sư đã xác định được nơi đào hầm và thiết bị máy móc chuyên dụng để giảm thiểu tiếng ồn khi hoạt động. Sau đó, họ vận chuyển các thiết bị bằng tàu khách không có canh gác để tránh sự chú ý. Ảnh: AP.Họ còn xây một “nhà kho” ở Atglienecke - khu vực của Mỹ ở phía Tây Đức. Đường hầm sẽ được đào bắt đầu từ nhà kho đến khu chiếm đóng của Liên Xô để tiếp cận được 3 đường dây liên lạc. Ảnh: CIA.Sau 3 năm chuẩn bị, đội ngũ đào hầm bắt tay vào thực hiện. Đó là một kế hoạch hoàn hảo đảm bảo rằng sẽ không bị Liên Xô phát hiện. Công cuộc đào hầm bắt đầu vào năm 1954. Họ bơm đầy vữa vào khoảng không giữa đất và những tấm thép dựng hầm để tránh gây tiếng ồn. Ảnh: Getty.Khi mùa đông đến, đội xây dựng nhận thấy nhiệt độ trong đường hầm ấm, mặt đất thì ẩm và trên mặt đường lại phủ dày băng tuyết. Họ phải sử dụng những phương pháp điều hòa nhiệt độ khẩn cấp giữ cho đường hầm cũng đóng băng để tránh sự nghi ngờ. Ảnh: AP.Những sợi dây cáp được kéo xuyên đường hầm từ một dàn máy ghi âm đặt trong nhà kho. Sau khi mất một năm đào hầm và kéo dây cáp, công đoạn khó khăn mới thực sự bắt đầu. Những người thợ phải đào hướng lên trên để kéo dây cáp chạm được đến đường dây liên lạc. Ảnh: The Moscow Times.Họ phải đặt những tấm chắn trong suốt để giữ đất bên trên cố định theo đường đi của dây cáp và đào từng ít đất một. Theo G, đây là quá trình cần kĩ năng và sự kiên nhẫn đặc biệt. Tháng 5/1955, tổ đội mắc nối được đường dây cáp đầu tiên, kéo theo những đường dây khác. Những chuyên gia người Anh đã chuyển được giọng nói từ dây cáp sang băng rồi gửi sang London và Washington để phân tích. Ảnh: Military History Now.Trong vòng một năm, họ đã xuất ra 50.000 cuộn băng, chép lại 443.000 đoạn hội thoại, 40.000 giờ nói chuyện qua điện thoại và 1.750 báo cáo trinh thám. Ảnh: And Berlin.Trong khi đó, họ không hề biết rằng Liên Xô đã phát hiện và theo dõi trong suốt thời gian ấy. Một điệp viên của MI6 – George Blake bí mật đứng về phe Liên Xô trước khi những thước đất đầu tiên được di chuyển. Liên Xô đã nhắm mắt làm ngơ trước mọi hành động để tránh Blake bị lộ diện. Ngày 21/4/1956, khi Blake được thăng chức cũng chính là ngày anh ta hé lộ thân phận, Quân đội Liên Xô và Đông Đức đột nhập vào đáy đường hầm ở phía đông. Ảnh: CIA.Blake (bên trái) tiếp tục làm gián điệp đến năm 1962 cho đến khi những kẻ đảo ngũ vạch mặt người đàn ông này là "kẻ 2 mang". Ông ta nhận bản án 42 năm tù, rồi trốn thoát đến Nga năm 1966. Blake hiện 94 tuổi và đang sống ở Nga nhờ trợ cấp của nhà nước. Năm 2007, ông nhận được Huân chương hữu nghị do Thủ tướng Putin trao tặng. Ảnh: Getty.
Đường hầm Berlin là một trong những âm mưu tình báo lớn nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây là một phần của chiến dịch nghe trộm quy mô lớn do Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) phối hợp với Cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6) thực hiện. Năm 1951, giới chức cao cấp CIA liên lạc với một kỹ sư thuộc cơ quan này, mang biệt hiệu “G”, nhằm yêu cầu hợp tác xây dựng đường hầm bí mật, mà không ai hay biết. Ảnh: AP.
Sau nhiều khó khăn, G đưa ra giải pháp vận chuyển 3.100 tấn đất đá đến một tòa nhà gần đó. Hơn nữa, vấn đề đặt ra là làm sao để xây dựng hầm bằng thép có thể chịu đựng được xe tăng với sức nặng 60 tấn của quân Liên Xô đi ầm ầm phía trên đường phố. Ảnh: AP.
Nhờ vào những chuyến bay thám thính, các kiến trúc sư đã xác định được nơi đào hầm và thiết bị máy móc chuyên dụng để giảm thiểu tiếng ồn khi hoạt động. Sau đó, họ vận chuyển các thiết bị bằng tàu khách không có canh gác để tránh sự chú ý. Ảnh: AP.
Họ còn xây một “nhà kho” ở Atglienecke - khu vực của Mỹ ở phía Tây Đức. Đường hầm sẽ được đào bắt đầu từ nhà kho đến khu chiếm đóng của Liên Xô để tiếp cận được 3 đường dây liên lạc. Ảnh: CIA.
Sau 3 năm chuẩn bị, đội ngũ đào hầm bắt tay vào thực hiện. Đó là một kế hoạch hoàn hảo đảm bảo rằng sẽ không bị Liên Xô phát hiện. Công cuộc đào hầm bắt đầu vào năm 1954. Họ bơm đầy vữa vào khoảng không giữa đất và những tấm thép dựng hầm để tránh gây tiếng ồn. Ảnh: Getty.
Khi mùa đông đến, đội xây dựng nhận thấy nhiệt độ trong đường hầm ấm, mặt đất thì ẩm và trên mặt đường lại phủ dày băng tuyết. Họ phải sử dụng những phương pháp điều hòa nhiệt độ khẩn cấp giữ cho đường hầm cũng đóng băng để tránh sự nghi ngờ. Ảnh: AP.
Những sợi dây cáp được kéo xuyên đường hầm từ một dàn máy ghi âm đặt trong nhà kho. Sau khi mất một năm đào hầm và kéo dây cáp, công đoạn khó khăn mới thực sự bắt đầu. Những người thợ phải đào hướng lên trên để kéo dây cáp chạm được đến đường dây liên lạc. Ảnh: The Moscow Times.
Họ phải đặt những tấm chắn trong suốt để giữ đất bên trên cố định theo đường đi của dây cáp và đào từng ít đất một. Theo G, đây là quá trình cần kĩ năng và sự kiên nhẫn đặc biệt. Tháng 5/1955, tổ đội mắc nối được đường dây cáp đầu tiên, kéo theo những đường dây khác. Những chuyên gia người Anh đã chuyển được giọng nói từ dây cáp sang băng rồi gửi sang London và Washington để phân tích. Ảnh: Military History Now.
Trong vòng một năm, họ đã xuất ra 50.000 cuộn băng, chép lại 443.000 đoạn hội thoại, 40.000 giờ nói chuyện qua điện thoại và 1.750 báo cáo trinh thám. Ảnh: And Berlin.
Trong khi đó, họ không hề biết rằng Liên Xô đã phát hiện và theo dõi trong suốt thời gian ấy. Một điệp viên của MI6 – George Blake bí mật đứng về phe Liên Xô trước khi những thước đất đầu tiên được di chuyển. Liên Xô đã nhắm mắt làm ngơ trước mọi hành động để tránh Blake bị lộ diện. Ngày 21/4/1956, khi Blake được thăng chức cũng chính là ngày anh ta hé lộ thân phận, Quân đội Liên Xô và Đông Đức đột nhập vào đáy đường hầm ở phía đông. Ảnh: CIA.
Blake (bên trái) tiếp tục làm gián điệp đến năm 1962 cho đến khi những kẻ đảo ngũ vạch mặt người đàn ông này là "kẻ 2 mang". Ông ta nhận bản án 42 năm tù, rồi trốn thoát đến Nga năm 1966. Blake hiện 94 tuổi và đang sống ở Nga nhờ trợ cấp của nhà nước. Năm 2007, ông nhận được Huân chương hữu nghị do Thủ tướng Putin trao tặng. Ảnh: Getty.