Vào lúc cháy rừng dữ dội thiêu đốt California tại Mỹ, Jose Dariush Leal da Costa, người từ California, đang thu hoạch mùa quả hạnh đầu tiên tại ốc đảo ngập nước và nắng ở phía nam Bồ Đào Nha. Alqueva, hồ nhân tạo lớn nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) với diện tích 250 km2, cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực rộng lớn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến Bồ Đào Nha khi biến đổi khí hậu gây hạn hán tràn lan từ Mỹ tới Bắc Âu.Những nông dân trồng trái cây từ châu Âu, nhà sản xuất dầu olive từ Tây Ban Nha, nông dân trồng hạnh nhân và dâu từ California và Chile, cùng nhiều người khác nữa đang bắt đầu đổ về các vùng đất được tưới tiêu đầy đủ tại Bồ Đào Nha, bất chấp giá đất tăng 50% trong 5 năm qua. Dự án tưới tiêu trị giá 5,8 tỷ USD trên sông Guadiana bắt đầu từ 20 năm trước nhằm hồi sinh khu vực có nguy cơ sa mạc hóa.“Chúng tôi có đủ nước. Kể cả trong trường hợp hạn hán kéo dài 5 năm thì tôi cũng không phải lo lắng gì”, Leal da Costa nói. Ông nhấn mạnh tình trạng khan hiếm nước luôn là mối lo tại California. Bang California của Mỹ sản xuất số lượng hạnh nhân lớn nhất thế giới nhưng các nông trại tại đây lại luôn phải cạnh tranh với các thành phố và khu công nghiệp để có được nguồn nước cần thiết.Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa mời các nhà đầu tư tới Alqueva trong bối cảnh quan ngại về biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. “Kế hoạch này rất hiệu quả. Tại California, giá đất cao, còn nước thì rất hiếm. Nếu bạn bán đất và nước ở giá cả phải chăng thì đó chính là những động lực mà mọi người cần”, nhà đầu tư Rusty Areias, cựu ủy viên hội đồng lập pháp bang California, nhận định. Không những thế, Bồ Đào Nha còn có khí hậu tương tự như California.Areias đã tới thăm Alqueva và đang thảo luận với nhà chức trách về quyền sử dụng nước cho giới đầu tư tiềm năng của Mỹ. Đồng thời, ông khuyến khích nông dân tại những vùng đất khô cằn, nứt nẻ vì hạn hán ở hạt Fresno, California, phân bổ việc kinh doanh tới Bồ Đào Nha. Areias mô tả đất nước này là "nơi không tắc nghẽn hay đông đúc và rất giống California những năm 1950”.Trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 2011, Bồ Đào Nha cung cấp những khoản cho vay rẻ và nhiều động lực khác khuyến khích nhiều người sẵn sàng chi 600.000 USD đầu tư. Dự án Alqueva năm nay mới chỉ đạt mục tiêu ban đầu là bán nước cho 80% diện tích khu vực. EDIA, doanh nghiệp nhà nước điều hành dự án, lên kế hoạch mở rộng quy mô hơn 40% để cấp nước cho 170.000 hectare trước 2022.Giám đốc EDIA, Jose Salema, cho rằng mức tiêu thụ nước/ha tại Alqueva đạt một nửa so với khả năng dự kiến nhờ các biện pháp canh tác và tưới tiêu hiệu quả như kỹ thuật tưới nhỏ giọt. Dù vậy, nhà đầu tư Areias cho rằng quyền sử dụng nước tại Bồ Đào Nha cần được làm rõ để có thể thuyết phục các nhà đầu tư, những người còn đang thận trọng và cần được bảo đảm về nguồn cung trong hơn 20 năm.EDIA ước tính giới đầu tư nước ngoài đang trồng trọt trên 25.000 ha, tức 1/4 khu vực đất được hồ Alqueva cung cấp nước. Họ chi gần 300 triệu USD vào giống và trang thiết bị. Olive tiếp tục là cây trồng chủ yếu, cho sản lượng gấp 4 lần chi phí đầu tư. Alqueva giúp thúc đẩy ngành sản xuất dầu olive tại Bồ Đào Nha với tổng sản lượng đạt 147 triệu lit vào năm 2017. Nước này hiện là nhà xuất khẩu dầu olive lớn thứ 4 thế giới.Dự án Alqueva cũng giúp tăng thu nhập và tạo việc làm ở khu vực khó khăn nhất của quốc gia nghèo nhất Tây Âu. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp toàn vùng Alentejo quanh hồ Alqueva giảm mạnh hơn bất kỳ địa phương nào khác, thấp hơn mức trung bình cả nước với chỉ số 8,4%. “Có nhiều việc làm hơn và giống cây trồng mới, điều này tốt cho cả vùng”, nông dân địa phương Helder Martins nói. Công việc nuôi ong của ông cải thiện từ khi các nhà trồng hạnh nhân bắt đầu thuê tổ ong của ông để thụ phấn cho cây.Đồng thời, số vườn ươm hạnh nhân trong khu vực tăng gấp đôi, đạt 5.500 ha, chủ yếu gồm các vườn mới của giới đầu tư nước ngoài. Các nông trại trái cây cũng nhanh chóng mở rộng hơn 1.000 ha, nhờ khoản đầu tư từ Tây Ban Nha, Đức và Thụy Sĩ. “Chúng tôi có vườn ươm ở nhiều quốc gia châu Âu nhưng chúng tôi thấy rằng nhiều loại cây ăn quả phát triển nhanh hơn ở đây”, Joao Serrano, giám đốc chi nhánh Bồ Đào Nha của tập đoàn Thụy Sĩ Fairfruit, chia sẻ.Tuy nhiên, không nơi nào có thể thoát khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Năm 2017, Bồ Đào Nha trải qua nhiều vụ cháy sau 3 năm hạn hán kéo dài. Tại phía nam Alqueva, một đám cháy lớn cũng đã xảy ra trong năm nay. Trước viễn cảnh hạn hán diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn, việc mở rộng dự án Alqueva có thể sẽ không còn bền vững trong những năm 2030-2040. Giáo sư Ricardo Serralheiro tại Đại học Evora nhận định việc duy trì dự án đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ.Trong lúc đó, dự án hồ tưới tiêu cũng đang đối mặt với nhiều chỉ trích. Các tổ chức bảo vệ môi trường cảnh báo những khu vực bị ngập sẽ phá hủy môi trường sống hoang dã, đồng thời nông nghiệp thâm canh sẽ gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Tuy nhiên, theo giám đốc dự án, khu vực được hồ Alqueva cấp nước, trải rộng từ bờ Đại Tây Dương tới biên giới Tây Ban Nha, tạo ra “ranh giới xanh ngăn sa mạc hóa”, hiện tượng đang đe dọa nhiều dải đất Nam và Trung Âu.
Vào lúc cháy rừng dữ dội thiêu đốt California tại Mỹ, Jose Dariush Leal da Costa, người từ California, đang thu hoạch mùa quả hạnh đầu tiên tại ốc đảo ngập nước và nắng ở phía nam Bồ Đào Nha. Alqueva, hồ nhân tạo lớn nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) với diện tích 250 km2, cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực rộng lớn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến Bồ Đào Nha khi biến đổi khí hậu gây hạn hán tràn lan từ Mỹ tới Bắc Âu.
Những nông dân trồng trái cây từ châu Âu, nhà sản xuất dầu olive từ Tây Ban Nha, nông dân trồng hạnh nhân và dâu từ California và Chile, cùng nhiều người khác nữa đang bắt đầu đổ về các vùng đất được tưới tiêu đầy đủ tại Bồ Đào Nha, bất chấp giá đất tăng 50% trong 5 năm qua. Dự án tưới tiêu trị giá 5,8 tỷ USD trên sông Guadiana bắt đầu từ 20 năm trước nhằm hồi sinh khu vực có nguy cơ sa mạc hóa.
“Chúng tôi có đủ nước. Kể cả trong trường hợp hạn hán kéo dài 5 năm thì tôi cũng không phải lo lắng gì”, Leal da Costa nói. Ông nhấn mạnh tình trạng khan hiếm nước luôn là mối lo tại California. Bang California của Mỹ sản xuất số lượng hạnh nhân lớn nhất thế giới nhưng các nông trại tại đây lại luôn phải cạnh tranh với các thành phố và khu công nghiệp để có được nguồn nước cần thiết.
Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa mời các nhà đầu tư tới Alqueva trong bối cảnh quan ngại về biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. “Kế hoạch này rất hiệu quả. Tại California, giá đất cao, còn nước thì rất hiếm. Nếu bạn bán đất và nước ở giá cả phải chăng thì đó chính là những động lực mà mọi người cần”, nhà đầu tư Rusty Areias, cựu ủy viên hội đồng lập pháp bang California, nhận định. Không những thế, Bồ Đào Nha còn có khí hậu tương tự như California.
Areias đã tới thăm Alqueva và đang thảo luận với nhà chức trách về quyền sử dụng nước cho giới đầu tư tiềm năng của Mỹ. Đồng thời, ông khuyến khích nông dân tại những vùng đất khô cằn, nứt nẻ vì hạn hán ở hạt Fresno, California, phân bổ việc kinh doanh tới Bồ Đào Nha. Areias mô tả đất nước này là "nơi không tắc nghẽn hay đông đúc và rất giống California những năm 1950”.
Trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 2011, Bồ Đào Nha cung cấp những khoản cho vay rẻ và nhiều động lực khác khuyến khích nhiều người sẵn sàng chi 600.000 USD đầu tư. Dự án Alqueva năm nay mới chỉ đạt mục tiêu ban đầu là bán nước cho 80% diện tích khu vực. EDIA, doanh nghiệp nhà nước điều hành dự án, lên kế hoạch mở rộng quy mô hơn 40% để cấp nước cho 170.000 hectare trước 2022.
Giám đốc EDIA, Jose Salema, cho rằng mức tiêu thụ nước/ha tại Alqueva đạt một nửa so với khả năng dự kiến nhờ các biện pháp canh tác và tưới tiêu hiệu quả như kỹ thuật tưới nhỏ giọt. Dù vậy, nhà đầu tư Areias cho rằng quyền sử dụng nước tại Bồ Đào Nha cần được làm rõ để có thể thuyết phục các nhà đầu tư, những người còn đang thận trọng và cần được bảo đảm về nguồn cung trong hơn 20 năm.
EDIA ước tính giới đầu tư nước ngoài đang trồng trọt trên 25.000 ha, tức 1/4 khu vực đất được hồ Alqueva cung cấp nước. Họ chi gần 300 triệu USD vào giống và trang thiết bị. Olive tiếp tục là cây trồng chủ yếu, cho sản lượng gấp 4 lần chi phí đầu tư. Alqueva giúp thúc đẩy ngành sản xuất dầu olive tại Bồ Đào Nha với tổng sản lượng đạt 147 triệu lit vào năm 2017. Nước này hiện là nhà xuất khẩu dầu olive lớn thứ 4 thế giới.
Dự án Alqueva cũng giúp tăng thu nhập và tạo việc làm ở khu vực khó khăn nhất của quốc gia nghèo nhất Tây Âu. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp toàn vùng Alentejo quanh hồ Alqueva giảm mạnh hơn bất kỳ địa phương nào khác, thấp hơn mức trung bình cả nước với chỉ số 8,4%. “Có nhiều việc làm hơn và giống cây trồng mới, điều này tốt cho cả vùng”, nông dân địa phương Helder Martins nói. Công việc nuôi ong của ông cải thiện từ khi các nhà trồng hạnh nhân bắt đầu thuê tổ ong của ông để thụ phấn cho cây.
Đồng thời, số vườn ươm hạnh nhân trong khu vực tăng gấp đôi, đạt 5.500 ha, chủ yếu gồm các vườn mới của giới đầu tư nước ngoài. Các nông trại trái cây cũng nhanh chóng mở rộng hơn 1.000 ha, nhờ khoản đầu tư từ Tây Ban Nha, Đức và Thụy Sĩ. “Chúng tôi có vườn ươm ở nhiều quốc gia châu Âu nhưng chúng tôi thấy rằng nhiều loại cây ăn quả phát triển nhanh hơn ở đây”, Joao Serrano, giám đốc chi nhánh Bồ Đào Nha của tập đoàn Thụy Sĩ Fairfruit, chia sẻ.
Tuy nhiên, không nơi nào có thể thoát khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Năm 2017, Bồ Đào Nha trải qua nhiều vụ cháy sau 3 năm hạn hán kéo dài. Tại phía nam Alqueva, một đám cháy lớn cũng đã xảy ra trong năm nay. Trước viễn cảnh hạn hán diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn, việc mở rộng dự án Alqueva có thể sẽ không còn bền vững trong những năm 2030-2040. Giáo sư Ricardo Serralheiro tại Đại học Evora nhận định việc duy trì dự án đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ.
Trong lúc đó, dự án hồ tưới tiêu cũng đang đối mặt với nhiều chỉ trích. Các tổ chức bảo vệ môi trường cảnh báo những khu vực bị ngập sẽ phá hủy môi trường sống hoang dã, đồng thời nông nghiệp thâm canh sẽ gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Tuy nhiên, theo giám đốc dự án, khu vực được hồ Alqueva cấp nước, trải rộng từ bờ Đại Tây Dương tới biên giới Tây Ban Nha, tạo ra “ranh giới xanh ngăn sa mạc hóa”, hiện tượng đang đe dọa nhiều dải đất Nam và Trung Âu.