Cựu tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak.
Dù tình hình an ninh ngày càng xấu đi, chính quyền lâm thời ở Ai Cập vẫn tái khẳng định sức mạnh quân đội vốn từng bị đè nén sau khi nhà độc tài Mubarak bị lật đổ.
Công tố viên của chính quyền lâm thời đã giảm nhẹ tội tham ô chống lại ông Mubarak. Theo đó, hiện cựu Tổng thống Ai Cập chỉ phải đối mặt với cáo buộc nhẹ nhàng đó là nhận quà hối lộ của một tờ báo nhà nước.
Cựu Tổng thống Ai Cập dù còn bị cáo buộc đồng lõa trong vụ bạo lực làm chết hơn 800 người biểu tình trong cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của ông năm 2011 song thời hạn tạm giam của ông đối với tội danh này đã hết hạn.
Ông Mubarak bị tuyên án tù chung thân năm ngoái vì không ngăn chặn việc giết hại 846 người biểu tình, nhưng phán quyết này đã bị bác bỏ và ông đang được xử lại. Các quan chức thời ông Mubarak cũng đã được bổ nhiệm vào nhiều vị trí cấp cao trong chính phủ lâm thời hiện nay.
Luật sư của ông Mubarak, ông Farid Deeb, cho biết các thủ tục cuối cùng để phóng thích thân chủ của ông sẽ được thực hiện trong vòng 48 giờ tới. Sau đó, ông có thể sẽ được tự do. Khaled Abu Bakr, luật sư của một số gia đình có người nhà thiệt mạng trong cuộc đàn áp người biểu tình năm 2011 cho biết, tội danh nhận hối lộ từ một tờ báo nhà nước sẽ bị xóa bỏ nếu ông Mubarak trả số tiền lớn hơn giá trị của số quà cáp mà ông được cho là đã nhận.
Trong khi đó, chính phủ Ai Cập lâm thời ở vẫn tiếp tục ra sức bào chữa cho việc quân đội và cảnh sát đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình tuần trước.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Telegraph, Đại sứ Ai Cập ở London so sánh các cuộc đàn áp người biểu tình ở nước này tương tự như các cuộc dẹp loạn ở London năm 2011.
“Không có gì khác biệt giữa những gì mà Thủ tướng David Cameron đã làm để đối phó với các cuộc biểu tình ở London với những gì đang diễn ra ở Ai Cập. Nếu những người biểu tình không có vũ khí, cảnh sát sẽ dễ dàng tiếp cận, bắt giữ họ. Sẽ không có ai bị tổn thương. Tuy nhiên, khi những người biểu tình có súng, cảnh sát buộc phải lập hàng rào với súng chĩa về phía họ. Chính quyền cũng cần phải tự vệ”, Đại sứ Ai Cập ở London nhấn mạnh.
Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu dự kiến nhóm họp vào ngày mai để thảo luận các bước tiếp theo của họ để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ai Cập.
Bernardino Leon, đặc phái viên của EU tại Ai Cập nhấn mạnh, EU sẽ xem xét cắt giảm viện trợ cho Ai Cập. Trong khi đó, Saudi Arabia không ngại thể hiện sự ủng hộ của họ cho quân đội và chính phủ lâm thời ở Ai Cập bằng cam kết, các nước Arab và Hồi giáo sẽ tăng cường giúp đỡ Ai Cập nếu các quốc gia phương Tây cắt giảm viện trợ cho nước này.
Cựu tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak.
Dù tình hình an ninh ngày càng xấu đi, chính quyền lâm thời ở Ai Cập vẫn tái khẳng định sức mạnh quân đội vốn từng bị đè nén sau khi nhà độc tài Mubarak bị lật đổ.
Công tố viên của chính quyền lâm thời đã giảm nhẹ tội tham ô chống lại ông Mubarak. Theo đó, hiện cựu Tổng thống Ai Cập chỉ phải đối mặt với cáo buộc nhẹ nhàng đó là nhận quà hối lộ của một tờ báo nhà nước.
Cựu Tổng thống Ai Cập dù còn bị cáo buộc đồng lõa trong vụ bạo lực làm chết hơn 800 người biểu tình trong cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của ông năm 2011 song thời hạn tạm giam của ông đối với tội danh này đã hết hạn.
Ông Mubarak bị tuyên án tù chung thân năm ngoái vì không ngăn chặn việc giết hại 846 người biểu tình, nhưng phán quyết này đã bị bác bỏ và ông đang được xử lại. Các quan chức thời ông Mubarak cũng đã được bổ nhiệm vào nhiều vị trí cấp cao trong chính phủ lâm thời hiện nay.
Luật sư của ông Mubarak, ông Farid Deeb, cho biết các thủ tục cuối cùng để phóng thích thân chủ của ông sẽ được thực hiện trong vòng 48 giờ tới. Sau đó, ông có thể sẽ được tự do. Khaled Abu Bakr, luật sư của một số gia đình có người nhà thiệt mạng trong cuộc đàn áp người biểu tình năm 2011 cho biết, tội danh nhận hối lộ từ một tờ báo nhà nước sẽ bị xóa bỏ nếu ông Mubarak trả số tiền lớn hơn giá trị của số quà cáp mà ông được cho là đã nhận.
Trong khi đó, chính phủ Ai Cập lâm thời ở vẫn tiếp tục ra sức bào chữa cho việc quân đội và cảnh sát đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình tuần trước.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Telegraph, Đại sứ Ai Cập ở London so sánh các cuộc đàn áp người biểu tình ở nước này tương tự như các cuộc dẹp loạn ở London năm 2011.
“Không có gì khác biệt giữa những gì mà Thủ tướng David Cameron đã làm để đối phó với các cuộc biểu tình ở London với những gì đang diễn ra ở Ai Cập. Nếu những người biểu tình không có vũ khí, cảnh sát sẽ dễ dàng tiếp cận, bắt giữ họ. Sẽ không có ai bị tổn thương. Tuy nhiên, khi những người biểu tình có súng, cảnh sát buộc phải lập hàng rào với súng chĩa về phía họ. Chính quyền cũng cần phải tự vệ”, Đại sứ Ai Cập ở London nhấn mạnh.
Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu dự kiến nhóm họp vào ngày mai để thảo luận các bước tiếp theo của họ để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ai Cập.
Bernardino Leon, đặc phái viên của EU tại Ai Cập nhấn mạnh, EU sẽ xem xét cắt giảm viện trợ cho Ai Cập. Trong khi đó, Saudi Arabia không ngại thể hiện sự ủng hộ của họ cho quân đội và chính phủ lâm thời ở Ai Cập bằng cam kết, các nước Arab và Hồi giáo sẽ tăng cường giúp đỡ Ai Cập nếu các quốc gia phương Tây cắt giảm viện trợ cho nước này.