1. Đập Tam Hiệp, Trung Quốc - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, bắt đầu xây dựng năm 1994. Đập Tam Hiệp chặn sông Dương Tử (sông dài nhất châu Á và thứ 3 thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp có chiều cao 185 m, chiều dài 2.390m và được xây dựng dưới hình thức là đập trọng lực bằng bê tông (27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép, đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel).
Số tổ máy phát điện ở đập Tam Hiệp là 26, công suất mỗi tổ 700 MW. Công suất phát điện thiết kế: 18.200 MW. Điện lượng: 84,3 tỷ KWh/năm.
Tổng chi phí dự trù để xây đập được công bố 25 tỷ USD nhưng ước tính số tiền thực rơi vào khoảng 75 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc xây đập gặp không ít ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tiêu cực tới môi trường.
2. Đập Itaipu – Biên giới Brazil và Paraguay: Dù con đập có công suất 14.000 MW - thấp hơn đập Tam Hiệp của Trung Quốc nhưng có sản lượng hàng năm cao hơn khi đạt năng suất trung bình từ 91 - 95 TWh điện năng (so với 80 TWh điện năng của Đập Tam Hiệp).
Tổng chiều dài đập 7.235 m. Để xây dựng công trình đồ sộ này, con sông Parana (lớn thứ 7 thế giới) có nghĩa là rộng lớn như biển cả phải thay đổi dòng chảy với 50 triệu tấn đất đá phải bị di dời.
Số lượng bê tông sử dụng để xây đập theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel và khối lượng đất đá bị đào để xây dựng Itaipu lớn gấp 8,5 lần đường hầm Channel. Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil. 3. Đập thủy điện Guri, Venezuela - Dài 7.426 mét và cao 162 mét, nằm ở Venezuela trên sông Caronni. Tính đến năm 2009, đập thủy điện này lớn thứ ba trên thế giới, với công xuất 10.235 MW. Riêng đập Guri cung cấp 73% sản lượng điện cho Venezuela.
\Việc xây dựng đập Guri gây tranh cãi trong một thời gian rất dài vì nó thay đổi và gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu rừng lân cận. 4. Đập thủy điện Tucurui, Brazil - là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins nằm ở huyện Tucurui, Brazil. Phần chính của đập Tucurui cao 78 m và dài 6,9 km. Phần các đê đất Mojú và Caraipé làm gia tăng tổng chiều dài 12.515 m.
Đập Tucurui mang điện tới 13 triệu người và 60 % lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp tạo ra tối đa 2.000 việc ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác. 5. Đập thủy điện Grand Coulee, Mỹ - là một đập trọng lực trên sông Columbia ở bang Washington, Mỹ. Đập này được xây dựng giữa năm 1933 và năm 1942, ban đầu chỉ có 2 nhà máy điện. Một nhà máy điện thứ ba được hoàn thành năm 1974.
Grand Coulee là nhà máy điện lớn nhất tại Mỹ. Thông qua một loạt quá trình nâng cấp và lắp đặt thêm máy bơm, máy phát điện, đập Grand Coulee hiện nay có 4 nhà máy điện với công suất thiết kế 6.809 MW.
6. Đập thủy điện Sayano - Shushenskaya, Nga - Đây là nhà máy điện lớn nhất ở Nga và lớn thứ 6 trên thế giới.
Đập thủy điện Sayano - Shushenskaya nằm trên sông Yenisei, gần Sayanogorsk ở Khakassia, Nga. Đập được xây dựng rất kiên cố và có thể chịu được tác động của trận động đất lên đến 8 độ richter. Đập được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu đập thủy điện kiên cố nhất thế giới. 7. Đập thủy điện Longtan, Trung Quốc nằm trên sông Hongshui ở huyện Tian'e. Đập cao 216,2 m và dài 849 m. Đây là đập trọng lực bê tông cao nhất thế giới.
1. Đập Tam Hiệp, Trung Quốc - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, bắt đầu xây dựng năm 1994. Đập Tam Hiệp chặn sông Dương Tử (sông dài nhất châu Á và thứ 3 thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp có chiều cao 185 m, chiều dài 2.390m và được xây dựng dưới hình thức là đập trọng lực bằng bê tông (27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép, đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel).
Số tổ máy phát điện ở đập Tam Hiệp là 26, công suất mỗi tổ 700 MW. Công suất phát điện thiết kế: 18.200 MW. Điện lượng: 84,3 tỷ KWh/năm.
Tổng chi phí dự trù để xây đập được công bố 25 tỷ USD nhưng ước tính số tiền thực rơi vào khoảng 75 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc xây đập gặp không ít ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tiêu cực tới môi trường.
2. Đập Itaipu – Biên giới Brazil và Paraguay: Dù con đập có công suất 14.000 MW - thấp hơn đập Tam Hiệp của Trung Quốc nhưng có sản lượng hàng năm cao hơn khi đạt năng suất trung bình từ 91 - 95 TWh điện năng (so với 80 TWh điện năng của Đập Tam Hiệp).
Tổng chiều dài đập 7.235 m. Để xây dựng công trình đồ sộ này, con sông Parana (lớn thứ 7 thế giới) có nghĩa là rộng lớn như biển cả phải thay đổi dòng chảy với 50 triệu tấn đất đá phải bị di dời.
Số lượng bê tông sử dụng để xây đập theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel và khối lượng đất đá bị đào để xây dựng Itaipu lớn gấp 8,5 lần đường hầm Channel. Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil.
3. Đập thủy điện Guri, Venezuela - Dài 7.426 mét và cao 162 mét, nằm ở Venezuela trên sông Caronni. Tính đến năm 2009, đập thủy điện này lớn thứ ba trên thế giới, với công xuất 10.235 MW. Riêng đập Guri cung cấp 73% sản lượng điện cho Venezuela.
\Việc xây dựng đập Guri gây tranh cãi trong một thời gian rất dài vì nó thay đổi và gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu rừng lân cận.
4. Đập thủy điện Tucurui, Brazil - là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins nằm ở huyện Tucurui, Brazil. Phần chính của đập Tucurui cao 78 m và dài 6,9 km. Phần các đê đất Mojú và Caraipé làm gia tăng tổng chiều dài 12.515 m.
Đập Tucurui mang điện tới 13 triệu người và 60 % lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp tạo ra tối đa 2.000 việc ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác.
5. Đập thủy điện Grand Coulee, Mỹ - là một đập trọng lực trên sông Columbia ở bang Washington, Mỹ. Đập này được xây dựng giữa năm 1933 và năm 1942, ban đầu chỉ có 2 nhà máy điện. Một nhà máy điện thứ ba được hoàn thành năm 1974.
Grand Coulee là nhà máy điện lớn nhất tại Mỹ. Thông qua một loạt quá trình nâng cấp và lắp đặt thêm máy bơm, máy phát điện, đập Grand Coulee hiện nay có 4 nhà máy điện với công suất thiết kế 6.809 MW.
6. Đập thủy điện Sayano - Shushenskaya, Nga - Đây là nhà máy điện lớn nhất ở Nga và lớn thứ 6 trên thế giới.
Đập thủy điện Sayano - Shushenskaya nằm trên sông Yenisei, gần Sayanogorsk ở Khakassia, Nga.
Đập được xây dựng rất kiên cố và có thể chịu được tác động của trận động đất lên đến 8 độ richter. Đập được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu đập thủy điện kiên cố nhất thế giới.
7. Đập thủy điện Longtan, Trung Quốc nằm trên sông Hongshui ở huyện Tian'e. Đập cao 216,2 m và dài 849 m. Đây là đập trọng lực bê tông cao nhất thế giới.