Stratolaunch: là dự án đầy tham vọng của tỷ phú Paul G. Allen, người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft. Nó có sải cánh tới 117 m, nặng tới 540 tấn, sử dụng 6 động cơ phản lực và có thể chở theo 230 tấn hàng hóa. Stratolaunch dự kiến cất cánh vào năm 2019, khi đó nó sẽ là phi cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Trước đó, một số loại máy bay khổng lồ cũng từng được đưa vào hoạt động. Hughes H-4 Hercules: chỉ cất cánh một lần kéo dài trong 26 giây vào năm 1947 nhưng cũng đủ để nó giữ kỷ lục máy bay có sải cánh dài nhất từng bay lên bầu trời. H-4 dài 66,6 m, sải cánh 97,5 m, trọng lượng rỗng 113 tấn, sử dụng tới 8 động cơ cánh quạt. Những rào cản về công nghệ khiến dự án bị hủy bỏ ngay sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Antonov An-225 Mriya: giữ kỷ lục máy bay nặng nhất đang hoạt động. Nó dài 84 m, sải cánh 88,4 m, trọng lượng rỗng tới 285 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa tới 640 tấn. Tháng 8/2009, An-225 lập kỷ lục vận chuyển đơn hàng nặng nhất bằng đường không là một máy phát điện nặng tới 189 tấn. Airbus A380-800: hiện là máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Nó dài 72,7 m, sải cánh 79,7 m, trọng lượng rỗng 277 tấn. A380 có thể chở theo tới 850 hành khách nhưng các hãng hàng không chỉ vận chuyển khoảng 450-550 hành khách mỗi chuyến. Boeing 747-8: là máy bay hành khách dài nhất thế giới. Nó dài 76,3 m, sải cánh 68,4 m, trọng lượng rỗng 220 tấn. Boeing 747 từng là máy bay hành khách lớn nhất thế giới cho đến khi bị A380 soán ngôi vào năm 2005. 747 được mệnh danh là "Nữ hoàng bầu trời" trong lĩnh vực hàng không thương mại. Antonov An-124: là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới của Không quân Nga. An-124 dài 68,9 m, sải cánh 73,3 m, trọng lượng rỗng 175 tấn, tải trọng hàng hóa 150 tấn. An-124 sử dụng 4 động cơ phản lực và có thể bay quãng đường dài 3.200 km với tải trọng tối đa. Lockheed C-5 Galaxy: là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ. C-5 cất cánh lần đầu vào năm 1986. Nó dài 75,3 m, sải cánh 67,8 m, trọng lượng rỗng 172 tấn. C-5 có thể chở theo 6 trực thăng tấn công AH-64D Apache, hoặc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1. Tupolev Tu-160: là máy bay chiến đấu duy nhất có mặt trong danh sách 10 máy bay lớn nhất thế giới. Tu-160 hiện là nòng cốt trong lực lượng không quân chiến lược của Nga. Nó nắm giữ nhiều kỷ lục trong lĩnh vực hàng không quân sự gồm, máy bay siêu âm lớn nhất, máy bay chiến đấu lớn nhất và máy bay cánh cụp - cánh xòe lớn nhất. HAV Airlander 10: là một thiết kế kết hợp giữa máy bay và khí cầu. Nó dài 92 m, rộng 43,5 m, trọng lượng rỗng 20 tấn. Ban đầu Airlander 10 được chế tạo cho quân đội Mỹ nhưng đang được chuyển mục đích phục vụ dân sự. Airlander 10 cấu hình thương mại có thể chở theo 19 hành khách, bên trong có quầy bar, phòng ngủ, phòng tắm riêng. Khách hàng có thể trải nghiệm cuộc sống trên không trong 3 ngày. Mil Mi-26: là trực thăng duy nhất có mặt trong danh sách. Mi-26 dài 40 m, đường kính cánh quạt rotor chính 32 m, trọng lượng rỗng 28 tấn. Nó có thể chở theo tới 20 tấn hàng hóa, hoặc 90 binh sĩ. Mi-26 hiện là cầu hàng không chiến thuật tầm ngắn chủ lực của Không quân Nga.
Stratolaunch: là dự án đầy tham vọng của tỷ phú Paul G. Allen, người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft. Nó có sải cánh tới 117 m, nặng tới 540 tấn, sử dụng 6 động cơ phản lực và có thể chở theo 230 tấn hàng hóa. Stratolaunch dự kiến cất cánh vào năm 2019, khi đó nó sẽ là phi cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Trước đó, một số loại máy bay khổng lồ cũng từng được đưa vào hoạt động.
Hughes H-4 Hercules: chỉ cất cánh một lần kéo dài trong 26 giây vào năm 1947 nhưng cũng đủ để nó giữ kỷ lục máy bay có sải cánh dài nhất từng bay lên bầu trời. H-4 dài 66,6 m, sải cánh 97,5 m, trọng lượng rỗng 113 tấn, sử dụng tới 8 động cơ cánh quạt. Những rào cản về công nghệ khiến dự án bị hủy bỏ ngay sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Antonov An-225 Mriya: giữ kỷ lục máy bay nặng nhất đang hoạt động. Nó dài 84 m, sải cánh 88,4 m, trọng lượng rỗng tới 285 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa tới 640 tấn. Tháng 8/2009, An-225 lập kỷ lục vận chuyển đơn hàng nặng nhất bằng đường không là một máy phát điện nặng tới 189 tấn.
Airbus A380-800: hiện là máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Nó dài 72,7 m, sải cánh 79,7 m, trọng lượng rỗng 277 tấn. A380 có thể chở theo tới 850 hành khách nhưng các hãng hàng không chỉ vận chuyển khoảng 450-550 hành khách mỗi chuyến.
Boeing 747-8: là máy bay hành khách dài nhất thế giới. Nó dài 76,3 m, sải cánh 68,4 m, trọng lượng rỗng 220 tấn. Boeing 747 từng là máy bay hành khách lớn nhất thế giới cho đến khi bị A380 soán ngôi vào năm 2005. 747 được mệnh danh là "Nữ hoàng bầu trời" trong lĩnh vực hàng không thương mại.
Antonov An-124: là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới của Không quân Nga. An-124 dài 68,9 m, sải cánh 73,3 m, trọng lượng rỗng 175 tấn, tải trọng hàng hóa 150 tấn. An-124 sử dụng 4 động cơ phản lực và có thể bay quãng đường dài 3.200 km với tải trọng tối đa.
Lockheed C-5 Galaxy: là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ. C-5 cất cánh lần đầu vào năm 1986. Nó dài 75,3 m, sải cánh 67,8 m, trọng lượng rỗng 172 tấn. C-5 có thể chở theo 6 trực thăng tấn công AH-64D Apache, hoặc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1.
Tupolev Tu-160: là máy bay chiến đấu duy nhất có mặt trong danh sách 10 máy bay lớn nhất thế giới. Tu-160 hiện là nòng cốt trong lực lượng không quân chiến lược của Nga. Nó nắm giữ nhiều kỷ lục trong lĩnh vực hàng không quân sự gồm, máy bay siêu âm lớn nhất, máy bay chiến đấu lớn nhất và máy bay cánh cụp - cánh xòe lớn nhất.
HAV Airlander 10: là một thiết kế kết hợp giữa máy bay và khí cầu. Nó dài 92 m, rộng 43,5 m, trọng lượng rỗng 20 tấn. Ban đầu Airlander 10 được chế tạo cho quân đội Mỹ nhưng đang được chuyển mục đích phục vụ dân sự. Airlander 10 cấu hình thương mại có thể chở theo 19 hành khách, bên trong có quầy bar, phòng ngủ, phòng tắm riêng. Khách hàng có thể trải nghiệm cuộc sống trên không trong 3 ngày.
Mil Mi-26: là trực thăng duy nhất có mặt trong danh sách. Mi-26 dài 40 m, đường kính cánh quạt rotor chính 32 m, trọng lượng rỗng 28 tấn. Nó có thể chở theo tới 20 tấn hàng hóa, hoặc 90 binh sĩ. Mi-26 hiện là cầu hàng không chiến thuật tầm ngắn chủ lực của Không quân Nga.