Gần đây nhất, ngày 9/6 vừa qua, ước tính khoảng 1.030.000 người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Ảnh: Reuters.Cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên và các nhà hoạt động,...Đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát Hong Kong khiến 1 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Ảnh: AP.Đến ngày 15/6, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters.Ngày 16/6/2019, gần 2 triệu người mặc áo đen tiếp tục tham gia vào cuộc biểu tình nhằm yêu cầu Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải công khai xin lỗi và từ chức. Trước sức ép từ phía người biểu tình, tối cùng ngày, bà Carrie Lam đã gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong. Ảnh: Reuters.Gần 5 năm trước, Hong Kong cũng rơi vào "khủng hoảng" với cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên năm 2014. Cuộc biểu tình nhằm đòi phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong 2017. Ảnh: Wikipedia.Phong trào biểu tình ở Hong Kong bắt đầu hôm 22/9/2014, với đợt bãi khóa dài một tuần của hàng nghìn sinh viên ở đặc khu hành chính này. Họ yêu cầu chính phủ trung ương phải có sự thay đổi trong quá trình bầu cử. Ngày 27/9, hàng chục sinh viên tìm cách đột nhập vào trụ sở chính quyền, buộc cảnh sát chống bạo động Hong Kong phải dùng hơi cay để giải tán. Ảnh: Wikipedia.Trưởng đặc khu Hong Kong khi đó là ông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) đã lên tiếng trấn an người dân hôm 29/9. Ông Lương bác bỏ yêu cầu từ chức, sau đó đề nghị các lãnh đạo biểu tình đàm phán với cấp phó của mình. Ảnh: Wikipedia.Phong trào biểu tình năm 2014 kéo dài gần ba tháng, lúc đỉnh điểm thu hút 100.000 người tham gia. Được biết, Joshua Wong, khi đó 17 tuổi, là một trong những người dẫn đầu cuộc biểu tình gần 5 năm trước. Ảnh: Wikipedia.Trước đó, theo CNN, vào tháng 7/2003, ước tính 500.000 người mặc áo đen ở Hong Kong đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối một dự luật an ninh gây tranh cãi được gọi là Điều 23. Đây là cuộc biểu tình ôn hòa lớn nhất tại Hong Kong kể từ năm 1997. Ảnh: AD."Quyền lực cho người dân" - đám đông người biểu tình hô vang trên đường phố Hong Kong. Cuộc tuần hành thu hút đông đảo thành phần tham gia, bao gồm giáo viên, luật sư, chủ ngân hàng và các lãnh đạo doanh nghiệp,...Ảnh: AD.Trước sức ép từ phía người biểu tình, cuối cùng, chính quyền Hong Kong đã buộc phải tạm hoãn dự luật an ninh đó. Ảnh: SCMP. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (Nguồn: The Guardian)
Gần đây nhất, ngày 9/6 vừa qua, ước tính khoảng 1.030.000 người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Ảnh: Reuters.
Cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên và các nhà hoạt động,...Đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát Hong Kong khiến 1 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Ảnh: AP.
Đến ngày 15/6, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Ngày 16/6/2019, gần 2 triệu người mặc áo đen tiếp tục tham gia vào cuộc biểu tình nhằm yêu cầu Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải công khai xin lỗi và từ chức. Trước sức ép từ phía người biểu tình, tối cùng ngày, bà Carrie Lam đã gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Gần 5 năm trước, Hong Kong cũng rơi vào "khủng hoảng" với cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên năm 2014. Cuộc biểu tình nhằm đòi phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong 2017. Ảnh: Wikipedia.
Phong trào biểu tình ở Hong Kong bắt đầu hôm 22/9/2014, với đợt bãi khóa dài một tuần của hàng nghìn sinh viên ở đặc khu hành chính này. Họ yêu cầu chính phủ trung ương phải có sự thay đổi trong quá trình bầu cử. Ngày 27/9, hàng chục sinh viên tìm cách đột nhập vào trụ sở chính quyền, buộc cảnh sát chống bạo động Hong Kong phải dùng hơi cay để giải tán. Ảnh: Wikipedia.
Trưởng đặc khu Hong Kong khi đó là ông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) đã lên tiếng trấn an người dân hôm 29/9. Ông Lương bác bỏ yêu cầu từ chức, sau đó đề nghị các lãnh đạo biểu tình đàm phán với cấp phó của mình. Ảnh: Wikipedia.
Phong trào biểu tình năm 2014 kéo dài gần ba tháng, lúc đỉnh điểm thu hút 100.000 người tham gia. Được biết, Joshua Wong, khi đó 17 tuổi, là một trong những người dẫn đầu cuộc biểu tình gần 5 năm trước. Ảnh: Wikipedia.
Trước đó, theo CNN, vào tháng 7/2003, ước tính 500.000 người mặc áo đen ở Hong Kong đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối một dự luật an ninh gây tranh cãi được gọi là Điều 23. Đây là cuộc biểu tình ôn hòa lớn nhất tại Hong Kong kể từ năm 1997. Ảnh: AD.
"Quyền lực cho người dân" - đám đông người biểu tình hô vang trên đường phố Hong Kong. Cuộc tuần hành thu hút đông đảo thành phần tham gia, bao gồm giáo viên, luật sư, chủ ngân hàng và các lãnh đạo doanh nghiệp,...Ảnh: AD.
Trước sức ép từ phía người biểu tình, cuối cùng, chính quyền Hong Kong đã buộc phải tạm hoãn dự luật an ninh đó. Ảnh: SCMP.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (Nguồn: The Guardian)